Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tiểu đường

1196

Bệnh tiểu đường là căn bệnh có ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe con người và có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ngày càng cao ở Việt Nam. Đọc bài viết dưới đây của danonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Quá trình chuyển hóa glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).

Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

2. Biểu hiện của bệnh tiểu đường

Cảm thấy rất mệt mỏi

Carbohydrates – hợp chất bị cơ thể chúng ta phân hủy thành glucose, là nguồn năng lượng chính của cơ thể nhưng chúng lại không được hấp thụ khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng mất nước có thể hạ gục cơ thể bạn, bác sĩ Kellis lưu ý.

Tất nhiên có rất nhiều lý do khiến bạn cảm thấy kiệt sức, từ chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng, thời gian ngủ. Nhưng nếu mệt mỏi xuất hiện đột ngột và bất thường, đặc biệt khi kèm theo một số các triệu chứng khác, bạn nên kiểm tra ngay sức khỏe của mình.

Mắt mờ

Khi lượng đường trong máu cao dẫn đến sự thay đổi các chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả thị giác của bạn. “Chất lỏng hòa cùng đường, vì vậy nó đi vào thủy tinh thể của mắt từ đó khiến thị giác của bạn mờ đi”, bác sĩ Kellis cho biết.
Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến cận thị. Ông giải thích thêm: “Một số bệnh nhân bị tiểu đường không được chẩn đoán trước, thăm khám bác sĩ mắt và nhận thuốc theo toa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng đường huyết (bằng cách kiểm soát bệnh tiểu đường) có thể làm giảm triệu chứng này và tình trạng mắt bị mờ sẽ dần biến mất”.

Đi tiểu nhiều lần

Tương tự như các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường, triệu chứng đặc trưng này xuất hiện do lượng đường dư thừa lưu thông trong cơ thể bạn. Theo bác sĩ Vouyiouklis Kellis, khoa Nội tại bệnh viện Cleveland: “Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể bạn sẽ cố gắng đào thải chúng ra ngoài. Khi tiểu nước cùng đường sẽ được cuốn ra khỏi cơ thể, vì vậy bạn sẽ thường xuyên mắc tiểu”.
Cả hai bác sĩ Goundan và Kellis cũng cho rằng, nếu bạn nhận thấy mình đột tăng tần suất đi tiểu nhiều hơn trước và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn không rõ nguyên nhân – đặc biệt là khi bạn thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh, hãy tìm đến bác sĩ ngay.

Hơi thở bị hôi

Đây cũng là một hệ quả từ chứng mất nước với các bệnh nhân mắc tiểu đường: “Bạn sẽ cảm thấy miệng bị khô – một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng”, bác sĩ Kellis nói.

Hơn nữa, khi đường trong máu của bạn cao do bệnh tiểu đường không được kiểm soát, cơ thể bạn không thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng từ thức ăn của bạn, vì vậy nó đốt cháy chất béo – tạo ra các chất được gọi là keytones. Bác sĩ Kellis cho biết thêm: “Keytones tạo ra mùi vị ngọt và vị trái cây gây khó chịu trong miệng bạn”.

Chậm hồi phục vết thương, vết bầm

Giảm nhạy cảm thần kinh cũng khiến bạn dễ bị thương hơn. “Các vêt bị cắt, xước khó phục hồi hơn, điều đó có nghĩa cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn”, bác sĩ Goundan cho biết.

Và một khi bạn bị thương, bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể khiến cơ thể bạn khó lành hơn. Cũng theo ông: “Đường trong máu cao là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển”. Vì bệnh đái tháo đường thường đi cùng với huyết áp cao và cholesterol cao, sự tích tụ mảng bám có thể làm tắc nghẽn mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp để chữa lành vết thương.

Bệnh tiểu đường cũng có thể làm suy yếu các tế bào T (tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể) – lá chắn nhiễm trùng của cơ thể. Bác sĩ Kellis cho biết: “Khi lượng đường trong máu cao sẽ trì hoãn cơ chế tự hồi phục của cơ thể bạn.”

Thường xuyên khát nước

Đi tiểu nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bạn mất nước. “Một số bệnh nhân không biết họ đang mắc bệnh tiểu đường thường chọn các loại nước ngọt, soda hoặc nước trái cây để giải khát, nhưng chính điều này sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể bạn và làm vấn đề càng tồi tệ hơn”, theo bác sĩ Goundan.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mình vô cùng khát nước (trong khi không đổ mồ hôi từ tập luyện hoặc do thời tiết nóng) – đó có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Ngứa ngáy hoặc tê buốt tay, chân

Sau vài năm, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu, làm giảm cảm giác ở các chi, khiến bạn có cảm giác như đau ran, bị kim châm hoặc tê. “Glucose làm giảm lưu lượng máu đến những dây thần kinh này để giữ cho chúng khỏe mạnh và glucose đã phá hủy chúng”, theo bác sĩ Kellis.

Sụt cân ngay cả khi bạn ăn nhiều hơn

Giảm cân không rõ nguyên do xuất phát từ nhiều yếu tố, kể cả với bệnh tiểu đường. Insulin giúp cơ thể vận chuyển năng lượng – có nghĩa là chuyển đường từ máu đến các tế bào.

Khi bị thiếu hụt insulin, cơ thể bạn sẽ không vận chuyển đủ năng lượng vào tế bào dù cho tất cả đường đều chảy qua cơ thể của bạn. 

Kellis cho biết: “Vì bạn không thể hấp thụ đủ năng lượng từ đường nên cơ thể bạn sẽ tự đốt cháy chất béo và cơ bắp của bạn để bổ sung cho lượng năng lượng thiếu hụt đó. Từ đó dẫn đến sự sụt cân đáng kể, thường từ 10 đến 20 pounds” (từ 4,5 g đến 9,07 kg)”.

Đen vùng cổ và nách

Vùng da xung quanh cổ và nách đen là một dấu hiệu bất ngờ, khá phổ biến của chứng kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường.

Da tái nhợt, sạm màu

Nếu nhận thấy làn da có dấu hiệu khô tái, sạm màu ở dưới cánh tay hoặc vùng xung quanh cổ thì hãy cẩn thận vì có thể là bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

3. Cách phòng bệnh tiểu đường

Uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày là một biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường biệu quả bởi vì nó giúp giảm nguy cơ gia tăng đường huyết. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, những người uống ít nước có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác.

Một khi cơ thể bị mất nước thì hàm lượng hormone vasopressin trong cơ thể sẽ tăng lên khiến cho gan tích trữ nước đồng thời tạo ra lượng đường trong máu nhiều hơn. Tình trạng gan bị tạo áp lực trong một thời gian có thể khiến cho insulin bị giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tập luyện thể dục thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, nhất là trong việc phòng và chữa bệnh tiểu đường. Vận động (nhất là Yoga) giúp cho con người lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Vận động mang lại sức khỏe cũng như niềm vui, sự thoải mái về tinh thần, góp phần làm cho cơ thể khỏe mạnh. Một khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ thì mọi bệnh tật sẽ được đẩy lùi.

Ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên bị thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người ngủ đủ giấc. Vì vậy có thể nói ngủ đủ giấc là một trong những cách phòng bệnh tiểu đường.

Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thời gian ngủ của mỗi người thường không giống nhau, có thể phụ thuộc vào độ tuổi. Thông thường những người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng.

Kiểm soát cảm xúc, giảm stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát cảm xúc bản thân, giảm stress để sống vui, sống khỏe. Tư duy lạc quan, tích cực sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng và tập trung. Ngồi thiền, Yoga và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn, là một trong những cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tiểu đường hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.