Bệnh dại và những điều cần biết để bảo vệ bản thân

1010

Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, y học khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn thì 100% tử vong. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của tạp chí đàn ông để biết cách bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này nhé!

1. Bệnh dại là bệnh gì?

Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại cắn. Bệnh dại tồn tại chủ yếu ngoài hoang dã, hầu hết phần lớn thường ở chồn hôi, gấu trúc Mỹ, dơi và cáo. Thú nuôi bao gồm chó và mèo cũng có thể bị nhiễm bệnh. Một khi bị cắn và xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng bệnh dại, hầu hết bệnh nhân sẽ bị tử vong. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh dại, bạn nên tiêm phòng bệnh dại trước khi xuất hiện triệu chứng.

Bệnh dại và những điều cần biết để bảo vệ bản thân
Bệnh dại và những điều cần biết để bảo vệ bản thân

2. Nguyên nhân gây ra bệnh dại

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn. Trong vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở hoặc niêm mạc như miệng hoặc mắt. Ví dụ, bệnh có thể lây nhiễm nếu động vật bị nhiễm bệnh liếm vết thương trên da bạn.

3. Triệu chứng ban đầu của bệnh dại

Triệu chứng ở người

Sau khi xâm nhập qua vết thương vào cơ thể người, virus nhân lên và hướng tới hệ thần kinh trung ương. Virus di chuyển dọc theo các dây thần kinh tiến tới tủy sống và não phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động ở người bệnh.

Triệu chứng ban đầu của người bị bệnh dại đó là biểu hiện kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng; hoặc có trường hợp bị liệt dẫn tới hôn mê. Người bệnh thường tử vong sau 7 – 10 ngày.

Triệu chứng ở chó mèo

  • Bị động kinh, tê liệt, có những hành vi sủa, cắn sủa người hay vật một cách dữ dội, con vật tự cắn vào cơ thể mình.
  • Bỏ ăn, buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, lặng lẽ chui vào xó tối nằm lỳ (thể dại “câm”). Vài ngày sau chó bị liệt chân, liệt hàm, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.
  • Hàm trễ, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép.
  • Sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung, bạ gì ăn đấy.
  • Sau khoảng 4-5 ngày khi có những biểu hiện trên thì con vật sẽ chết.
  • Riêng ở mèo, ít bị mắc bệnh dại hơn chó. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Triệu chứng của mèo khi bị bệnh cũng thường ẩn mình vào chỗ tối. Hay kêu, bồn chồn và dễ kích động, cào cấu, cắn xé điên cuồng.

4. Các thời kì của bệnh dại

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn ủ bệnh của virus và là điều kiện, môi trường tạo điều kiện cho virus phát triển. Thời gian ủ bệnh trong cơ thể người của virus khoảng từ 15-20 ngày cho đến 90 ngày, và thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn, nếu như vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh lại càng ngắn. Ngoài ra,có một số trường hợp có thể có thời gian ủ bệnh đến 1 năm

Giai đoạn 2

Giai đoạn này là thời kì khởi phát, là thời gian trước khi phát bệnh từ 2 đến 4 ngày người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy lên. Và những triệu chứng này sẽ lan rộng theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết, đồng thời kèm theo một số triệu chứng như: bồn chồn, nóng nảy, cáu giận la hét vô cớ…

Giai đoạn 3

Giai đoạn này là thời kì toàn phát, thời kì bệnh bắt đầu phát triển rất mạnh và có 3 thể lâm sàng như sau:

  • Thể co thắt

Thông thường thể co là thể thường gặp nhất, người bệnh lên cơn co giật, co cứng toàn thân, sợ nước, sợ ánh sáng, hiện tượng co thắt hệ hô hấp sẽ dẫn đến khó thở và triệu chứng cơ bản là những cơn dại bị nhân lên. Bệnh dại có thể tử vong khoảng 3, 4 ngày trong các cơn co thắt hoặc trong lúc hôn mê

  • Thể liệt

Đối với thể liệt này thường ít gặp hơn và nếu có gặp thì sẽ xuất hiện hiện tượng liệt rất nhanh sau những cơn co thắt. Thông thường, lúc đầu có thể liệt 1 hoặc 2 chi dưới sau đó lan dần lên trên và từ khi phát bệnh đến lúc tử vong thời gian khoảng từ 4 đến 10 ngày.

  • Thể cuồng

Thể cuồng có biểu hiện khi người bệnh bị kích thích quá độ, không kiềm chế được bản thân, có những hành động dữ dằn,và có những hành động bất bình thường, sức khỏe suy yếu nhanh dẫn tới tử vong.

5. Cách sơ cứu khi bị chó cắn để tránh bệnh dại

Cách sơ cứu khi bị chó cắn để tránh bệnh dại
Cách sơ cứu khi bị chó cắn để tránh bệnh dại

Làm sạch vết thương do chó cắn

Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.

Dùng thuốc sát trùng

Bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Nâng cao vùng bị thương

Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

Cầm máu

Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa người bị chó cắn đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

6. Cách điều trị bệnh dại

Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

  • Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
  • Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
  • Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Người bệnh có thể đến viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng, trung tâm y tế dự phòng, đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để tiêm phòng dại. Tuy nhiên, riêng huyết thanh kháng dại chỉ viện Pasteur và bệnh viện Nhiệt đới mới có.

7. Cách phòng tránh bệnh dại

  • Người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của Thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.
  • Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
  • Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần ( ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.
  • Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.
    Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết cho độc giả về bệnh dại hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.