Bệnh rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin nhé!
1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hai bên của ốc tai. Vai trò quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não.
Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi di chuyển, cúi, xoay…, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể nhằm giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Vì vậy, rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường.
Thuốc cellcept 500mg để dự phòng thải ghép tạng cấp ở những bệnh nhân ghép tim, gan hoặc thận rất hiệu quả
2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
- Mất ngủ thường xuyên dẫn đến stress là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, thần kinh, tim mạch…
- Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
- Dân văn phòng, người lao động trí óc, phụ nữ tiền mãn kinh phụ nữ sau sinh,… là những đối tượng có nguy mắc rối loạn tiền đình tương đối cao.
- Người cao tuổi do một số cơ quan bị suy giảm nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.
- Người béo hay người gầy quá đều có thể gây rối loạn tiền đình.
- Thiếu máu
- Quan hệ tình dục không đều đặn.
- Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.
- Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Uống quá nhiều rượu cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Do bệnh nhân có một số bệnh lý tiền sử như: bệnh về máu và tim mạch, bệnh thiếu máu não, bệnh huyết áp, xoang…
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
3. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Chóng mặt
Triệu chứng này xuất hiện ở đa số những người mắc bệnh tiền đình. Thời gian đầu, chóng mặt chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện và qua rất nhanh. Tuy nhiên sau đó thời gian càng lâu thì triệu chứng này sẽ tăng dần lên đến mức thường xuyên và ở mức độ nặng hơn.
Mất ý thức hoặc ngất
Điển hình nhất của bệnh rối loạn tiền đình này chính là triệu chứng này. Trong một khoảng thời gian ngắn, người bệnh có thể bị mất ý thức, thậm chị ngất đi. Ngoài ra còn có tình trạng buồn nôn, đổ mồ hôi và suy giảm thị lực.
Giải thích cho hiện tượng trên, lý do là vì nguồn máu lên não bị thiếu, não không đủ năng lượng để hoạt động dẫn đến tình trạng bị tụt huyết áp, tim bị rối loạn chức năng và từ đó các phản xạ thực vật bị phát sinh.
Thuốc Baraclude 0.5 mg có thành phần Entecavir là thuốc điều trị viêm gan B mạn tính
Mất thăng bằng
Ở người rối loạn tiền đình, đây là triệu chứng dễ bắt gặp nhất. Tiền đình vốn có vai trò giữ thăng bằng cho toàn bộ cơ thể trong khi hoạt động. Vì thế, nếu mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ đứng không vững, cảm giác như bị say rượu. Khi các vùng tiền đình, tiểu não và mắt không nhận được tín hiệu của cơ thể thì triệu chứng này sẽ xuất hiện.
Các triệu chứng ban đầu chỉ xảy ra trong một, hai ngày rồi hết. Tuy nhiên sau đó sẽ thường xuyên lặp lại khiến cho người bệnh rất mệt mỏi và dẫn đến các biến chứng rối loạn tiền đình.
4. Tác hại của rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh nặng. Tuy nhiên, nếu kéo dài và không điều trị dứt điểm, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe. Có thể kể ra một vài tác hại của rối loạn tiền đình với cơ thể chúng ta như:
- Cơ thể luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi, đi đứng không vững. Điều này vô tình sẽ gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Ngoài ra, việc vận động ít đi do rối loạn tiền đình cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến một số loại bệnh khác.
- Khi bị rối loạn tiền đình, những cơn đau đầu cũng sẽ thường xuyên hỏi thăm bạn. Do đó, công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi bị đau đầu, sẽ rất khó để bạn tập trung vào công việc, gây giảm năng suất lao động. Chưa kể đến việc khi cơ thể mệt mỏi do rối loạn tiền đình, bạn cũng có thể dễ nổi cáu với những người xung quanh.
- Nguy hiểm luôn rình rập khi bạn đi lại, lưu thông trên đường. Rối loạn tiền đình có thể khiến bạn đi không vững, thậm chí là ngất. Sẽ không an toàn chút nào khi bạn gặp phải những biểu hiện này khi đang đi trên đường.
- Rối loạn tiền đình có thể gây ra tình trạng điếc.
5. Phòng bệnh rối loạn tiền đình
- Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức. Không ngồi lâu trong phòng lạnh, nếu ngồi trong phòng điều hòa nên chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy.
- Tránh ngồi lâu trước máy vi tính. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.
- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
- Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý. Tránh các stress hàng ngày trong cuộc sống. Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi… sẽ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.
- Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế: Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt. Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu… Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Bệnh nhân có thể chủ động phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả hơn bằng cách tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì.
Bài viết trên của danonghiendai đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.