Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh kiết lỵ

1322

Bệnh kiết lỵ tuy không gây nhiều nguy hiểm cho tính mạng nhưng có ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đọc bài viết dưới đây của danonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!

1. Bệnh kiết lỵ là bệnh gì?

Kiết lỵ là một bệnh đường ruột gây ra do vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Chúng cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm.

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh kiết lỵ
Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh kiết lỵ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là chứng bệnh liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó được tìm thấy nhiều nhất do các nhóm nguyên nhân như:

Kiết lỵ do Amip

Amip được xem là nguyên nhân đứng đầu gây ra bệnh kiết lị. Khi Amip xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những ổ loét ở đại, trực tràng, khiến lớp niêm mạc bị kích ứng. Tình trạng này sẽ gây ra cho bệnh nhân những triệu chứng như thường xuyên bị đau quặn, mót mẹ, phân nhiều, trong phân có nhiều niêm dịch và amip. Kiết lị do nhiễm Amip cũng có thể tái phát lại thường xuyên hoặc kéo dài liên tục nếu không có biện pháp điều trị phù hợp.

Kiết lị do ung thư đại tràng xích ma

Biểu hiện rõ nhất khi mắc phải bệnh kết lỵ ở trường hợp này đó là, đại tiện ra máu, bán tắc hoặc tắc ruột.

Lúc thăm khám các bác sĩ sẽ chẩn đoán và soi trực tràng nếu phát hiện khổi u. Ngoài ra u tiền luyệt tuyến, u cổ tử cung cũng có thể gây ra tình trạng phản xạ nhiều niềm dịch và mót rặn khi đại tiện.

Kiết lị do trực khuẩn

Dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng hơn. Bệnh nhân có triệu chứng đau quằn quại, mót rặn và phân nhiều, trong phân có nhiều niêm dịch và máu. Phân có trực khuẩn lỵ.

Kiết lị do ung thư trực tràng

Những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc phải ung thư trực tràng bị gây ra do lớp niêm mạc trực tràng bị tổn thương. Không chỉ gây ra những cơn đau, mót rặn thường xuyên hay đại tiện kèm theo máu và nhiều dịch, người bệnh còn có thể bị đại tiện khó, kiết lị kéo dài, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Để phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư đại tràng, người bệnh có thể tiến hành nội soi để phát hiện bệnh viêm trực tràng hay những khối u trực tràng có thể gây chảy máu.

3. Triệu chứng của bệnh kiết lỵ

Rối loạn đại tiện

Người bệnh thường đi đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân, thậm chí không có phân, rất khó đại tiện, đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Tính chất của phân

Phân thường rất ít, dạng lỏng lẫn với chất nhầy niêm dịch, xuất hiện máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; đôi khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.

Đau và mót rặn

Mỗi lần đi đại tiện người bệnh thường thấy đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là vùng đại tràng, sigma và trực tràng, kèm theo cảm giác đau có phản xạ mót rặn, đau buốt. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, dẫn đến đại tiện nhiều lần.

Các triệu chứng khác

Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng như:

  • Sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Sốt cao nếu là do shigella.
  • Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo từng nguyên nhân, người bệnh có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…
  • Triệu chứng toàn thân: tuỳ từng nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn, suy mòn…

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh kiết lỵ hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.