Những thông tin cần biết về bệnh viêm đại tràng

917

Viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu những thông tin cần biết về căn bệnh này nhé!

1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là có viêm tức có sự tổn thương ở lớp lót bên trong ruột già, làm cho chức năng đại tràng bị rối loạn dẫn đến các tình trạng: đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài phân lỏng nát hoặc táo bón, hoặc lúc táo lúc nát, đi ngoài sau khi ăn một đồ ăn hay một nhóm đồ ăn nhất định như đồ tanh, đồ lạ, đồ dầu mỡ, bia rượu, café…Tùy cơ địa từng người mà triệu chứng có thể nặng hay nhẹ.

Những thông tin cần biết về bệnh viêm đại tràng
Những thông tin cần biết về bệnh viêm đại tràng

Theo một số nghiên cứu đã ghi nhận có khoảng 2-6% người bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm có nguy bị giãn đại tràng cấp tính, tỷ lệ này với biến chứng thủng đại tràng là 2,8%, chảy máu nặng là từ 1-5%, sau 8-10 năm mắc bệnh người mắc bệnh viêm đại tràng có nguy cơ bị ung thư đại tràng- nếu bệnh nhân có nguy cơ như gia đình có tiền sử ung thư thì nguy cơ có thể sớm hơn. Viêm đại tràng mãn tính làm tăng 30% nguy cơ ung thư đại tràng, bệnh kéo dài càng lâu, nguy cơ các biến chứng càng tăng. Đấy là do viêm nhiễm kéo dài làm các tế bào có nguy cơ loạn sản cao thành ung thư.

Không phải bệnh nhân viêm đại tràng nào cũng gặp biến chứng ung thư. Có thể bạn chưa biết, rằng ung thư đại tràng chủ yếu phát triển từ những tổn thương gọi là polyp ở bên trong thành đại tràng. Ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính, triệu chứng ung thư thường phát triển trên nền triệu chứng bệnh, do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn sàng lọc ung thư đại tràng của bác sỹ. Nên tiến hành kiểm tra nội soi đại tràng mỗi năm 1 lần sau tám năm kể từ khi mắc bệnh viêm đại tràng.

2. Triệu chứng của người bị viêm đại tràng

Theo các chuyên gia y tế, đây là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ người trẻ đến người già. Trong đó, dấu hiệu thường gặp nhất bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: Là triệu chứng viêm đại tràng điển hình. Khi đó, người bệnh sẽ đi đại tiện nhiều hơn bình thường, phân lỏng hoặc táo bón.
  • Đau bụng: Đau từng cơn không liên tục ở vùng dưới rốn, cơn đau do viêm đại tràng giảm khi đi trung tiện, tăng lên khi táo bón. Bên cạnh đó, sau khi ăn đồ quá chua hoặc lạnh, cơn đau cũng có thể kéo đến.
  • Bụng chướng: Người bệnh viêm đại tràng cảm thấy có triệu chứng căng tức, khó chịu ở bụng, đồng thời gây ra chán ăn hoặc ăn không tiêu.
  • Đi ngoài ra máu: Mỗi khi đi đại tiện, phân có máu hoặc xuất hiện mủ, chất nhầy.
  • Triệu chứng kèm theo: Sụt cân không rõ nguyên nhân, nhức đầu, khó ngủ, sốt, buồn nôn…

3. Dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?

Người bị viêm đại tràng cần ăn đủ các thực phẩm cần thiết để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, năng lượng tùy theo cân nặng và mức độ vận động của cơ thể. Nên ăn uống điều độ, không quá kiêng khem, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Đặc biệt với những người bị bệnh này nên sử dụng nhiều thực phẩm như:

  • Nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất đạm từ cá, sữa đầu nành, sữa không chứa lactose để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Đối với thịt nên sử dụng thịt ninh kỹ hoặc thịt say nhỏ vo viên, điều này giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, tránh dạ dày và đại tràng hoạt động mạnh.
  • Nên sử dụng nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh táo bón đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng như có hiện tượng táo bón
  • Còn đối với người bị viêm đại tràng có hiện tượng tiêu chảy, nên ăn thức ăn có chứa nhiều chất cellulose như: khoai lang, khoai mì, đậu đen, rau muống, đậu nành hay sầu riêng…
  • Nên chế biến món ăn dưới dạng luộc, hấp hoặc kho. Hạn chế các món chiên xào, rán vì những món này khiến dạ dày tăng động, co bóp nhiều hơn, khó hấp thụ hơn và dễ khiến tính trạng bệnh nặng thêm.

Người bị viêm đại tràng kiêng ăn gì

Đồ tanh sống, lạnh, bảo quản lâu ngày

Mỗi người đều phải tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi. Đối với bệnh nhân đại tràng thì đây là điều phải lưu ý hàng đầu. Các đồ tanh sống, bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh như: hải sản, nem chua, gỏi, rau sống… làm cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, giảm số lượng lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn chứa nhiều vi khuẩn kí sinh, dễ gây đau bụng, đi ngoài; nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.

Chất xơ không tan và đồ ăn cứng

Khi đại tràng bị viêm thì có thể xuất hiện các ổ viêm loét. Do đó, khi ăn những thực phẩm cứng, nhiều chất xơ sẽ khiến người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, những thức ăn này khi vào đến đại tràng sẽ gây cọ xát, khiến niêm mạc bị tổn thương thêm và làm bệnh viêm đại tràng trở nên nặng hơn.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người bệnh viêm đại tràng nên kiêng sử dụng là các loại hạt cứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hành củ, dứa, hoa quả khô…

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, được chế biến bằng cách chiên, xào hoặc đồ ăn nhanh như: pate, xúc xích, lạp xưởng…khiến bệnh nhân đại tràng dễ gặp phải tình trạng đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các thức ăn luộc, hấp… để cơ thể dễ hấp thu.

Các chất kích thích

Người bị viêm đại tràng kiêng ăn gì
Người bị viêm đại tràng kiêng ăn gì

Các loại rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga… cũng là “thủ phạm” khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Đặc biệt, cà phê là một thức uống có tính axit cao, gây nên triệu chứng đau bụng và khó chịu ở phần bụng dưới. Trong khi đó, nước giải khát có ga là đồ uống có thể gây đầy hơi và trướng bụng.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Người mắc bệnh đại tràng nên hạn chế uống sữa tươi, đồ ăn nhiều đường, bánh kẹo ngọt, socola… bởi chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, socola chứa nhiều đường và cafein – tác nhân gây hiện tượng co thắt đại tràng và tăng số lần đi ngoài ở người bị viêm loét đại tràng.

4. Cách chữa viêm đại tràng

Chữa viêm đại tràng bằng thuốc Tây

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều loại thuốc Tây điều trị bệnh viêm đại tràng, cụ thể:

  • Thuốc giảm đau và chống co thắt
  • Thuốc chữa tiêu chảy
  • Thuốc diệt khuẩn đường ruột

Chữa viêm đại tràng bằng thuốc Nam

Ngải tiên

Ngải tiên có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng ôn trung tán hàn, tân tán thăng dương, là bài thuốc dân gian mà người dân tộc Dao thường sử dụng. Hoạt chất Diterpenes coronerin trong cây đã được chứng minh là có tác dụng chữa viêm đại tràng hiệu quả.

Củ Ngải Tiên 6-12g sắc uống hoặc tán bột uống, 3 lần/ngày.

Củ giềng

Chuẩn bị 20g riềng tươi, 20g lá lốt, làm sạch rồi thái nhỏ rồi cho vào ấm nước đun lên khoảng 3 phút. Sau thời gian khoảng nửa tiếng là bạn có thể sử dụng được loại nước này rồi, mỗi lần hãy uống một bát nhỏ, dùng dần trong ngày.

Mật lợn tươi

Sử dụng mật lợn, 200g nghệ, 30ml mật ong và 500g ngải cứu tươi có thể làm được một bài thuốc dân gian giúp đẩy lùi căn bệnh viêm đại tràng.

Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước (Vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Cho tất cả phần nước hỗn hợp nghệ + ngải cứu + nước mật lợn + mật ong vào môt nồi, quấy đều, đun nhỏ lửa để cô lại thành cao. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.

Lưu ý: Để tránh mất thời gian và đủ lượng dùng, ta nên làm một lần với tỷ lệ trên cho 4 hoặc 5 cái mật lợn. Mỗi ngày 2 lần: Sáng và tối, uống vào trước bữa ăn 30 phút. Liều lượng mỗi lần 1 viên to như hạt lạc là đủ.

Cây vối

Không chỉ là cách làm dân gian mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và công nhận mức độ hiệu quả của nguyên liệu này. Trong thành phần của cây vối có nhiều chất kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại. Ngoài ra loại cây này cũng có khả năng kích thích dịch tiêu hóa, chứa chất tanin giúp bảo bệ niêm mạc ruột.

Chỉ cần lấy 200g lá vối tươi xanh, vò thật nát, sau đó cho thêm vào 2 lít nước sôi ngâm trong 1 giờ và lấy uống hàng ngày. Với người đi ngoài phân sống, người bị đầy bụng khó tiêu: dùng nụ vối, lá vối, vỏ cây vối dể hãm lấy nước uống trong 2-3 ngày. Hoặc dùng để chữa chứng đầy bụng, ăn không tiêu: Lấy ỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày, hay dùng nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về bệnh viêm đại tràng hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.