Sinh tử luân hồi: Hiểu đúng về luân hồi và nguồn gốc khổ đau

1109

Sinh tử luân hồi là gì, liệu luân hồi có thực sự tồn tại, và vì đâu con người phải trải qua luân hồi sinh tử. Con người làm thế nào để thoát khỏi vòng tròn luân hồi? Cùng Danonghiendai khám phá ngay sau đây.

Sinh tử luân hồi là gì?

Sinh tử luân hồi là gì?
Sinh tử luân hồi là gì?

Theo chiết tự chữ Hán, sinh nghĩa là sinh ra, tử là chết đi. Luân là cái bánh xe dạng hình tròn và không ngừng chuyển động. Trong đó, hồi là quay hay trở lại. Sinh tử luân hồi theo đó được hiểu hiểu và vòng quay sinh sống và chết đi. Vạn vật trên thế gian được sinh ra, trải qua “lão, bệnh” rồi sau đó chết đi. Chết đi rồi lại sinh ra ở một cõi khác, một cuộc đời khác.

Tương truyền sinh tử luân hồi được ghi nhận đầu tiên trong Phật giáo. Chính đức Phật là người giác ngộ đã truyền lại cho con người những suy nghĩ đầu tiên về luân hồi. Thế nhưng cội nguồn của luân hồi từ đâu thì vẫn chưa có câu trả lời.

Gắn liền với luân hồi và khái niệm về niết bàn. Niết bàn có thể hiểu khá tương đồng với Thiên đường trong thiên chúa giáo. Thiên đường là nơi tràn đầy hoa thơm trái ngọt, chỉ có hạnh phúc, yêu thương, nơi con người sống đủ đầy, hòa ái mà không có thù hận, khổ đau. Còn cõi Niết bàn của Phật giáo là trạng thái tự do tuyệt đối, “làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn pháp”. Nói cách khác, Niết Bàn là cách con người thoát khỏi vòng luân hồi, tìm kiếm sự tự do và sống với Phật pháp, không còn phiền não, không còn vô minh.

Nguồn gốc của sinh tử luân hồi

Theo Phật giáo, nguồn gốc của luân hồi sinh tử là tam độc: tham, sân và si.

  • Tham: là tham ái, tham dục, tham tài, tham danh, tham sống… Lòng tham là cái hang không đáy, không bao giờ biết đủ. Tham là nguồn gốc của khổ đau, càng tham càng không đủ. Tham mà không đủ sẽ dẫn đến nỗi sân.
  • Sân: là nóng giận. Do tham mà không đủ, tham mà bị ngăn trở nên dẫn đến sân. Sân là nguồn cơn của tội ác, khi xuất hiện sân thì tội ác nào cũng dám làm, khổ đau nào cũng dám tạo. Sân cũng là hung tợn, ác độc, dữ dằn. Sân có thể là bộc phát hoặc kìm nén, thầm kín từ lâu.
  • Si: là si mê. Khi rơi vào si, con người sẽ mất đi khả năng phân biệt đúng sai, thật giả. Ngu tối mờ mịt, vô minh.

Tam độc này khiến con người rơi vào cảnh phiền não, vô minh, “chấp mê bất ngộ”. Không ngừng tạo nghiệp, thù hận, ai oán. Và sinh tử luân hồi chính là quả báo để chuộc mọi lỗi lầm.

Vậy con người có thể thoát khỏi luân hồi hay không? Câu trả lời là có thể. Con người có thể thoát khỏi luân hồi khi đạt được Niết bàn. Chỉ có tu tập, chẳng tạo nghiệp sinh tử thì mới đạt được sự giải thoát.

Trên đây là những thông tin xung quanh quan niệm sinh tử niết bàn. Đừng quên tham khảo những bài viết về phong thủy dưới đây:

Giải mã tuổi Tỵ sinh tháng nào tốt nhất có số vượng

Tuổi Hợi nên chọn kết hôn là làm ăn với những tuổi nào?