Bệnh sởi ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ cha mẹ nên nằm lòng

1315

Bệnh sởi ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thường gặp. Bệnh sởi mang đến nhiều đau đớn và biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện. Vậy dấu hiệu của bệnh sởi là gì? Khi trẻ bị bệnh sởi nên chăm sóc như thế nào? Hãy để Danonghiendai chia sẻ cùng bạn ngay sau đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ em

Là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp, bệnh sởi ở trẻ em có khả năng lây nhiễm rất cao. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành đại dịch nếu không chú ý cách ly. Trong lịch sử nhân loại đã ghi nhận nhiều kết quả thương tâm khi bùng phát dịch sởi.

Ở trẻ em, bệnh sởi xuất hiện với dấu hiệu lâm sàng như sốt cao, viêm kết mạc mắt, phát ban dát đỏ mọc khắp thân mình, viêm đường hô hấp trên… Cụ thể với 4 giai đoạn phát triển bệnh:

  • Giai đoạn ủ bệnh: không có triệu chứng gì, kéo dài trong 7 đến 14 ngày.
  • Giai đoạn khởi phát: Lúc này trẻ sẽ có các dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, viêm đường hô hấp, viêm kết mạc,… Giai đoạn này diễn ra trong 2-4 ngày.
  • Giai đoạn toàn phát: từ 2-5 ngày. Giai đoạn này mang đến nhiều đau đớn cho trẻ. Các nốt phát ban xuất hiện từ sau tai, gáy, trán, mặt rồi lan khắp thân và chân tay. Tới khi trẻ phát ban hết toàn thân thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần.
  • Giai đoạn phục hồi: Lúc này những nốt phát ban sẽ nhạt màu dần, chuyển sang màu xám và bong vẩy để lại trên da những vết hằn. Các nốt phát ban sẽ nhạt dần theo thứ tự xuất hiện, sau 1-2 tuần là trẻ bình phục hoàn toàn.

Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh sởi

Hiện nay, bệnh sởi ở trẻ em chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hầu hết người bệnh có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà. Khi chăm sóc trẻ bị bệnh sởi ở nhà, cha mẹ cần “nằm lòng” những nguyên tắc sau:

  • Thức ăn của bé: Cần chuẩn bị những loại thức ăn dạng mềm lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo thịt, súp dinh dưỡng, sữa bột… Cha mẹ có thể chia nhỏ các bữa, nhiều bữa trong ngày để dỗ bé ăn ngon miệng hơn.
  • Cung cấp đủ nước cho bé: Trong thời gian bị bệnh, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn bú mẹ, hãy tăng số cữ bú và lượng sữa mỗi lần. Trẻ lớn hơn, cha mẹ cho con uống thêm nước ép trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất ho bé.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Trẻ mắc bệnh sởi ở trẻ em để tránh bội nhiễm vi khuẩn cần giúp da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Phòng của bé nên thoáng đãng, sáng, tránh gió tự nhiên nhưng có thể dùng quạt gió. Tắm cho bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá kinh giới, trà xanh…
  • Cha mẹ và người chăm sóc cho trẻ phải thường xuyên rửa tay sạch se và đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm.
  • Cho trẻ uống thuốc và thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường, nên đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bệnh sởi ở trẻ em hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa. Cha mẹ nên cho bé tiêm phòng cho trẻ để bảo vệ sức khỏe trẻ. Đừng quên tham khảo những bài viết sau để bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm làm cha mẹ nhé:

Cẩm nang dạy con thành người tử tế

Cẩm nang hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn cha mẹ cách phản ứng nhanh nhất