Viêm tá tràng là bệnh lý thường gặp có thể chữa trị được hoàn toàn, tuy nhiên khi để bệnh viêm loét sang giai đoạn mạn tính, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Viêm tá tràng là bệnh gì?
Viêm tá tràng là tình trạng viêm xảy ra ở tá tràng, phần đầu của ruột non. Viêm niêm mạc tá tràng có thể gây ra đau bụng, chảy máu và các triệu chứng tiêu hóa khác. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tá tràng là nhiễm trùng dạ dày kết hợp với một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori). Sinh vật này sẽ phá vỡ các rào cản là các chất nhầy bảo vệ niêm mạc tá tràng khỏi các chất axit có trong dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính và loét tá tràng.
2. Biến chứng nguy hiểm của viêm tá tràng
Ung thư dạ dày
Đây là một biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất của viêm tá tràng. Viêm tá tràng tái phát nhiều lần, kéo dài thì khả năng mắc ung thư ngày càng cao. Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa.
Với những người mắc bệnh viêm tá tràng cần phải điều trị nhanh và dứt điểm, tránh tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Viêm dạ dày mạn tính
Thông thường các tổn thương viêm trên dạ dày bị tái đi tái lại theo thời gian dài, không được điều trị kịp thời sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính.
Trong một số trường hợp, viêm dạ dày mạn tính có mối liên hệ với loét và làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư dạ dày. Do đó, cần hết sức chú ý để điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh.
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của các tổn thương viêm loét tá tràng. Biến chứng thường xảy ra do uống nhiều rượu, stress quá độ, dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu,.. gây ra tình trạng xuất huyết. Hoặc cũng có thể do các thức ăn kích thích (cà phê, tiêu…) hoặc khó tiêu làm cho vết tổn thương viêm loét bị kích thích, cọ xát, gây nên xung huyết – xuất huyết.
3. Người bị viêm tá tràng nên ăn gì?
Thực phẩm có tính hút axit
Món ăn làm từ gạo nếp, bột sắn, khoai ninh nhừ, bánh mỳ, bánh quy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt và được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
Nhóm thực phẩm giúp trung hòa lượng axit
Những thực phẩm như trứng ốp, trứng rán, sữa nóng,… có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa rất tốt. Bạn chỉ nên sử dụng trứng khoảng 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả cao hơn. Vậy người ung thư dạ dày nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Thực phẩm kích thích tiêu hóa
Sữa chua không những giúp cho các chị em phụ nữ có được làn da đẹp hơn mà còn bổ sung các vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, làm giảm khả năng bám dính của các loại vi khuẩn gây bệnh như: vi khuẩn Ecoli, Yersina và cả vi khuẩn HP. Ngoài ra, ở một số loại thực phẩm như: thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… là những loại thực phẩm rất giàu chất đạm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp bạn tiêu hóa tốt hơn.
Những thực phẩm giúp mau lành vết thương
Bổ sung những thực phẩm giúp chữa lành vết thương sẽ giúp cho những vết loét mau lành hơn, giúp giảm bớt những cảm giác đau nhức cho người bệnh. Những loại rau củ tươi như: cải bắp, củ cải, rau cải… không những cung cấp đầy đủ lượng vitamin A, B, C cho cơ thể mà còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn nên nuộc chín các loại rau này hoặc hấp chín chứ không nên làm các món xào nhiều dầu mỡ không tốt cho dạ dày.
Bài viết trên của tạp chí đàn ông đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về bệnh viêm tá tràng hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc sức khỏe nhé!