Viêm tuyến nước bọt không phải là một bệnh hiếm gặp trong xã hội ngày nay tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết mức độ nguy hại của nó đến sức khỏe con người hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đấy nhé!
Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?
Chứng viêm tuyến nước bọt là một tình trạng xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản. Nhiễm trùng có thể là do lượng nước bọt giảm, tắc nghẽn, viêm hoặc một số nguyên nhân khác.
Nước bọt giúp tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn và giữ cho miệng sạch sẽ. Nước bọt đóng một vai trò trong việc rửa sạch vi khuẩn và các hạt vụn của thực phẩm, kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng. Khi nước bọt không được vận chuyển đi khắp khoang miệng thì lượng vi khuẩn và các hạt thức ăn bị rửa trôi sẽ ít đi và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
2. Các loại viêm tuyến nước bọt phổ biến
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai được chia làm hai loại: Viêm tuyến cấp và viêm tuyến mạn. trong viêm tuyến mang tai còn được chia ra: Viêm tuyến cấp thanh dịch và viêm tuyến cấp không đặc hiệu. Viêm tuyến cấp thanh dịch còn gọi là quai bị, được chuyên ngành truyền nhiễm giảng. Trong phần này chuyên ngành hàm mặt chỉ trình bày phần viêm tuyến mang tai cấp, viêm tuyến mang tai không đặc hiệu và viêm tuyến mang tai mạn tính.
Viêm tuyến nước bọt dưới hàm và tuyến dưới lưỡi
Viêm tuyến nước bọt dưới hàm hoặc tuyến dưới lưỡi gặp ở hai dạng: Viêm cấp và mạn tính. Viêm tuyến dưới lưỡi đơn thuần rất ít gặp, thường gặp ở thể kết hợp viêm tuyến dưới hàm và dưới lưỡi.
3. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt
- Viêm tuyến nước bọt thông thường là do nhiễm vi khuẩn có tên gọi là Staphylococcus aureus.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Điều trị xạ trị vùng đầu và cổ.
- Bị sỏi tuyến nước bọt.
- Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do bị đờm nhầy.
- Bị suy dinh dưỡng và mất nước cung là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến nước bọt.
- Do nhiễm trùng máu
4. Dấu hiệu của viêm tuyến nước bọt
- Sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Ban đầu bạn sẽ có những biểu hiện giống như bệnh quai bị cho nên không ít người nhầm lẫn.
- Miệng có mùi hôi và có vị bất thường
- Sau hiện tượng sưng tuyến mang tai bạn sẽ có dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt.
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng
- Không thể mở miệng to được
- Cảm thấy khô miệng
- Trong miệng có mủ
- Cảm thấy đau trong miệng
- Đau mặt
- Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng có dấu hiệu sưng, đỏ.
- Cổ hoặc mặt bị sưng lên
5. Tác hại của viêm tuyến nước bọt
Thông thường viêm tuyến nước bọt sẽ khỏi hẳn trong thời gian hơn 1 tuần, nếu như được điều trị thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng trường hợp người bệnh không nghiêm túc điều trị thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm:
- Mủ có thể tích tụ lại và dần dần hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.
- Làm cho vùng cổ bị sưng to và chắc chắn khối này sẽ làm tổn thương mang thai.
- Nếu như viêm tuyến nước bọt xuất phát từ nguyên nhân khối u thì có thể làm phù đại tuyến bước bọt, còn trường hợp khối u ác tính có thể làm mất cử động vùng da bị tổn thương.
- Những bộ phận khác của cơ thể cũng bị nhiễm trùng.
6. Điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt
Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh mà bạn có thể điều trị tại nhà hoặc tới bệnh viện nhờ sự thăm khám và tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa. Ở đây, tôi muốn mách cùng bạn một số cách chữa trị bệnh viêm tuyến nước bọt.
Điều trị tại nhà:
• Bạn hãy uống nhiều nước hằng ngày, tốt nhất nước nên pha thêm với một ít chanh nhằm kích thích sự hoạt động trở lại của tuyến nước bọt.
• Xoa bóp nhẹ nhàng, đều đặn vùng bị đau.
• Nên súc miệng với nước ấm có chút muối loãng để góp phần giữ vệ sinh khoang miệng khi tuyến nước bọt đang bị viêm.
• Nếu thấy đau, hãy lấy khăn ấm chườm lên đó để cơ thể dễ chịu hơn.
• Bạn cũng có thể nhẹ nhàng dùng bàn chải đánh răng để loại trừ các loại mảng bám ở trong khoang miệng
Dùng phương pháp Tây y:
• Một khi bệnh viêm tuyến nước bọt đã bị trầm trọng thì chữa bệnh bằng phương pháp Đông y sẽ chậm nên bạn cần sự can thiệp của các loại kháng sinh. Có nhiều loại thuốc để bạn lựa chọn như Amoxycillin, Staphylococcus hay Bacteroide. Nếu bệnh gây sốt và đau nhức hãy lưu ý dùng thêm thuốc hạ sốt, kèm theo thuốc giảm đau nhé!
• Phương pháp tiểu phẫu: thông thường khi mắc bệnh thì bạn nên dùng thuốc nhưng trong trường hợp bệnh nặng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì bạn nên tiểu phẩu để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Dùng phương pháp Đông y:
• Dùng hoa cúc dại, rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hằng ngày, thời gian uống kéo dài 5 đến 7 ngày thùy theo mức độ bệnh.
• Bồ công anh cũng được coi là một vị thuốc tốt cho những người bị viêm tuyến nước bọt. Nên chọn những cây bồ công anh tươi tốt rồi đem rửa sạch sắc thật đặc để uống hằng ngay, tốt nhất hay pha kèm với một ít rượu trắng
• Riêng đối với người có thai hoặc là trẻ em bạn chỉ nên sử mỗi nguyên liệu bồ công anh.
• Nếu dễ tìm, có thể dùng rễ cây hạt dẻ, cam thảo, hoa của cây kim ngân trộn lẫn rồi sắc lấy nước uống từ 2 đến 3 lần ngày.
• Trứng vịt trộn với đường phèn: bạn nên hấp cách thủy hỗn hợp trên rồi ăn trong 5 đến 7 ngày.
Dùng phương pháp trị bệnh trong dân gian:
• Một số thầy lang cho người bệnh sử dụng hỗn hợp gồm giấm trộn với trà đặc và một ít như ý kim hoàn tạo thành một thứ bột đặc quoánh sau đó đem bôi vào chổ đau, mỗi ngày đắp thuốc từ 2 đến 3 lần thì bệnh cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
• Bạn cũng có thể sử dụng bột phẩm xanh trộn với giấm tạo thành hồ rồi đắp lên vết thương, cứ đều đặn như thế ngày 2 đến 3 lần thì bệnh viêm tuyến nước bọt sẽ thuyên giảm.
7. Cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và rất khó khăn trong việc ăn uống. Tốt nhất chúng ta nên phòng ngừa chúng trước khi vi rút xâm nhập:
- Không được ăn kẹo vào buổi tối.
- Nhất định phải đánh răng mỗi ngày 2 lần (sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ)
- Súc họng bằng nước muối sinh lý.
- Lấy hết vữa thức ăn ra
Bài viết trên của danonghiendai đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tuyến nước bọt hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.