Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ hợp lý

1010

Lần đầu làm cha mẹ, chắc hẳn bạn sẽ rất bối rối khi bé xuất hiện các triệu chứng viêm, ngứa da khiến bé đau, quấy khóc như chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều khó chịu, đau đớn cho trẻ. Vì vậy, hãy cùng Danonghiendai học ngay cách điều trị để giúp bé yêu nhé.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ 5-6 tháng tuổi. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu đầu tiên của chàm thể tạng. Những vết chàm sữa có thể xuất hiện ở mặt, chân tay và cơ thể của bé.

Khi mới xuất hiện, bệnh này có dấu hiệu như triệu chứng ngứa thông thường. Những nốt hồng nho nhỏ, như muỗi đốt nhưng xẹp hơn trải khắp mặt và cơ thể bé. Lâu dần sẽ chuyển thành mụn nước với từng mảng nứt, chảy dịch. Sau đó, chúng chuyển sang tình trạng đóng vảy và bong tróc.

Nguyên nhân gây chàm sữa 

Là một bệnh ngoài da nên đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm sữa. Nếu cho bé đi khám, chắc chắn cha mẹ chỉ nhận được nguyên nhân là cơ địa dị ứng. Những trẻ này có làn da mỏng, rất dễ mắc các bệnh về da như chàm dị ứng này. Thông thường, chàm sữa là bệnh không khó chữa. Chúng sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ hơn 1 tuổi.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác được cho là có thể gây bệnh cho bé. Tiêu biểu như do dị ứng một số thành phần trong sữa tắm, xà phòng, nước xả vải… Mà cha mẹ dùng cho bé. Dù vậy, thì nguyên nhân này cũng xuất phát từ cơ địa da của bé dễ bị dị ứng hơn so với các bé khác.

Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, vào mùa hanh khô, nóng ẩm và trong môi trường khói thuốc lá, nhiều bụi… Trẻ sẽ dễ mắc chàm sữa và các bệnh ngoài da hơn.

Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Chế độ dinh dưỡng cho bé

Khi bé mắc bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của bé. Cụ thể trẻ bị chàm sữa cần kiêng ăn một số thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm hải sản – giàu chất tanh: tôm, cua, cá, tảo, rong biển… Dù chúng cung cấp nhiều khoáng chất nhưng lại có khả năng gây dị ứng rất cao cho bé.
  • Thực phẩm chức nhiều giàu mỡ, chất béo: món chiên rán, thịt mỡ… Ăn nhiều nhóm thực phẩm này tăng khả năng kích phát cơ địa dị ứng. Vì vậy mà khiến tình trạng của bé nặng hơn.
  • Thực phẩm cay, hăng: tiêu, ớt, chanh… Nhóm thực phẩm kích thích tuyến mồ hôi và dễ gây ngứa. Điều này khiến bệnh chàm sữa của bé càng nặng hơn.

Thói quen chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa cha mẹ cần lưu ý chăm sóc làn da và sức khỏe cho bé. Cụ thể, cần giữ cho cơ thể bé khô thoáng, sạch sẽ. Cha mẹ nên chọn những quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Giữ nhiệt độ phòng ở mức phù hợp, vệ sinh nhà, chăn gối, giường bé thường xuyên. Ngoài ra cha mẹ không nên tắm cho bé bằng sữa tắm, xà phòng có chất tạo bọt, tạo mùi… Nghe theo chỉ định của bác sĩ để bé mua khỏi hơn.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng biến mất nếu cha mẹ có cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Đừng quên tham khảo các kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ ở đây nhé:

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh an toàn không cần dùng thuốc

Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị