Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách phòng bệnh loét dạ dày

1109

Loét dạ dày là chứng bệnh nguy hiểm cho tính mạng cũng như sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này nhé!

1. Thế nào là loét dạ dày

Loét dạ dày là sự tổn thương của một vùng ở dạ dày, do các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, thậm chí còn lan xuống lớp cơ cũng như lớp thành mạc bị thủng. Khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách phòng bệnh loét dạ dày
Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách phòng bệnh loét dạ dày

2. Nguyên nhân gây loét dạ dày

Ai cũng có thể mắc phải bệnh viêm loét dạ dày bởi có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này. Vì thế việc nắm rõ các nguyên nhân này sẽ giúp bạn điều trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.

Sau đây là một số thủ phạm có thế khiến bất cứ ai đều mắc phải tình trạng viêm loét dạ dày:

  • Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, do đặc điểm của loại vi khuẩn này sống kí sinh trong môi trường dạ dày và phá hủy lớp niêm mạc gây ra các vết loét bên trong dạ dày.
  • Do sử dụng nhiều bia, rượu, thức uống có cồn: Việc thường xuyên tiêu thụ các thức uống chứa nhiều chất cồn sẽ khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, lớp bảo vệ niêm mạc bị phá hủy dẫn tình trạng viêm loét.
  • Do dùng thuốc chống viêm không Steroid trong không đúng cách: Nếu bệnh nhân sử dụng loại thuốc này thường xuyên để kiểm soát một bệnh lý khác trên cơ thể thì nguy cơ bị viêm loét dạ dày cũng rất cao, vì loại thuốc này có thể gây kích thích lớp.
  • Do stress nặng: Tình trạng căn thẳng kéo dài không được kiểm soát sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều Axit clohydric (HCL) hơn. Đây là loại axit có thể gây tổn thương niêm mạc và gây loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống: Những cá nhân có thói quen ăn uống không đúng bữa, ăn quá nó hoặc quá bữa mới ăn làm cho axit hydrochloric và các chất xúc tác ở thành dạ dày tiết ra không ổn định làm tổn thương cơ chế bảo vệ dạ dày. Việc ăn uống thất thường còn làm cho giờ giấc đi ngủ của bạn cũng bị thay đổi, dạ dày không được nghỉ ngơi khiến dạ dày bị ảnh hưởng, niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra những người vừa xem phim, vừa ăn hoặc ăn quá nhanh, nhai không kỹ khiến dạ dày phải co bóp nhiều ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày.

3. Biến chứng của loét dạ dày

Chảy máu dạ dày

Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được cải thiện sớm sẽ ngày càng ảnh hưởng sâu vào các tế bào của niêm mạc dạ dày. Lúc này sẽ gây ra chảy máu dạ dày, khi những tổn thương càng nghiêm trọng thì lượng máu chảy sẽ càng nhiều hơn. Trong khi đó khi bị viêm loét các loét mới sẽ chồng lện các vết loét cũ làm cho những tổn thương khó được chữa lành thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Dưới tác động của sự căng thẳng, thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày thì các biểu hiện của viêm loét sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Khi mất máu ít thì chỉ làm da xanh tái, cơ thể mệt mỏi, sút cân. Nhưng khi mất máu quá nhiều sẽ làm chóng mặt, hoa mắt, khó thở… nếu không xử lí kịp thời có thể gây nguy hại tính mạng, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Hẹp môn vị

Nếu nhắc đến các biến chứng viêm loét dạ dày thì không thể không nhắc đến trường hợp này. Môn vị được ví như một van đóng mở giữa dạ dày và tá tràng. Khi viêm loét dạ dày kéo dài thì những vết loét cũng như hiện tượng viêm nhiễm sẽ làm hẹp khoảng cách giữa môn vị và tà tràng. Điều này làm cho thức ăn bị giữ lại trong dạ dày gây ra hàng loạt các vấn đề về tiêu hóa khác.

Khi bị hẹp môn vị người bệnh sẽ bị đau bụng và buồn nôn rất nhiều, thậm chí có trường hợp còn nôn cả thức ăn của ngày hôm trước do còn sót lại trong dạ dày. Khi nôn quá nhiều dạ dày dễ bị chảy máu, mất nước… gây ta nhiều dấu hiệu nguy hiểm.

Ung thư dạ dày

Nếu chủ quan khi có các triệu chứng viêm loét dạ dày thì người bệnh có thể bị ung thư dạ dày lúc nào mà không biết. Vì những biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… cũng khá giống với các giai đoạn khác. Đây được xem là biến chứng viêm loét dạ dày nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể mắc phải. Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến hiện nay, với tỉ lệ sống trên 5 năm là 84% và chỉ có 64% bệnh nhân sống được 10 năm. Biến chứng này phải được điều trị và kiểm soát bằng các loại thuốc chuyên khoa, tuyệt đối không thể tự chữa tại nhà.

Thủng dạ dày

Nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày bỗng nhiên thấy đau dữ dội như có dao đâm vào bụng và cơ bụng gồng cứng như gỗ thì có thể đã gặp phải biến chứng thủng dạ dày. Do viêm loét dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và ngày càng mỏng đi.

Trường hợp này thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì những vết thủng ở dạ dày sẽ dễ gây xuất huyết dạ dày làm cho tỷ lệ tử vong rất cao. Dạ dày có thể có một hay nhiều lỗ thủng tập trung ở phần bờ cong nhỏ, ít xuất hiện ở mặt trước và mặt sau của dạ dày.

Một số biến chứng khác

Ngoài những biến chứng viêm loét dạ dày kể trên, người bệnh cũng phải đối mặt với hàng loạt biến chứng khác. Đó là thể là tình trạng mất máu làm ảnh hưởng đến hàng loạt chức năng của cơ quan trong cơ thể, nếu không kiểm soát sớm có thể gây tử vong. Bệnh cũng làm cho chức năng của dạ dày suy giảm nghiệm trọng làm cho việc tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn, làm cho việc cung cấp dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Lúc này sức khỏe sẽ suy giảm nghiêm trọng, người bệnh dễ bị sụt cân, thiếu dinh dưỡng.

4. Cách phòng bệnh loét dạ dày

  • Không để quá căng thẳng, mệt mỏi: căng thẳng mệt mỏi sẽ làm rối loạn chức năng tiêu hóa ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn của dạ dày.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý tránh không nên ăn uống không điều độ: ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn nhanh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, uống sạch ăn sạch, không để bụng quá đói nhưng cũng tránh ăn quá no làm lượng dịch vị luôn trung hòa, giảm sự kích thích của dịch vị với chỗ loét.
  • Ăn nhiều chuối tiêu sẽ rất tốt để điều trị bệnh viêm loét dạ dày
  • Không ăn quá nhiều mỡ béo: bởi vì điều này làm khó tiêu hóa, dẫn đến thức ăn bị lưu trong dạ dày nhiều “bắt” dạ dày làm việc nhiều
  • Không ăn đồ ăn quá lạnh, đồ ăn sống: đồ ăn này làm tổn thương trực tiếp đến chỗ loét, dễ xuất huyết dạ dày
  • Không uống rượu và ăn đồ cay: bởi vì điều này làm tăng nồng độ dịch vị gây ra viêm loét dạ dày

Bài viết trên của tạp chí đàn ông đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân biến chứng và cách phòng bệnh loét dạ dày hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.