Bệnh viêm ruột thừa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách phòng tránh như thế nào? Đọc bài viết dưới đây của danonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!
1. Viêm ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa có thể là nguyên nhân viêm ruột thừa. Vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, khiến phần ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể vỡ.
Viêm ruột thừa là bệnh lý cấp cứu bụng phổ biến. Cứ trong 15 người thì có 1 người bị viêm ruột thừa trong suốt cuộc đời mình.
2. Dấu hiệu của viêm ruột thừa
Đau bụng
Đau bụng là dấu hiệu viêm ruột thừa đầu tiên nhất khi ruột thừa bắt đầu viêm. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải. Ban đầu, người bệnh thường chỉ hơi âm ỉ và khi bệnh trở nặng thì mới đau dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm. Vì vậy, khi bụng bị đau thì bạn cần theo dõi xem diễn tiến bệnh thế nào và có kèm theo các triệu chứng sau hay không để kịp thời chữa trị.
Sốt
Viêm ruột thừa tương tự với các bệnh rối loạn tiêu hóa nên dễ dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện. Có người thì bị tiêu chảy liên tục nhưng cũng có người lại bị táo bón nặng. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiểu, tiểu dắt.
Chán ăn
Khi có các dấu hiệu viêm ruột thừa, người bệnh sẽ bắt đầu thấy chán ăn ngay. Bạn sẽ không thấy đói, mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là sợ thức ăn. Dấu hiệu này thường thể hiện rất rõ và khoảng 74 – 78% người bệnh đều có dấu hiệu này.
Nôn
Khi bị viêm dạ dày, buồn nôn và nôn là dấu hiệu viêm ruột thừa thường đi sau cơn đau bụng. Buồn nôn cũng có thể xảy ra do các vấn đề khác, nhưng nếu buồn nôn, đi kèm nôn và đau bụng thì không nên chủ quan vì khả năng bạn bị viêm ruột thừa là rất cao.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Khi có các dấu hiệu viêm ruột thừa, người bệnh sẽ bắt đầu thấy chán ăn ngay. Bạn sẽ không thấy đói, mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là sợ thức ăn. Dấu hiệu này thường thể hiện rất rõ và khoảng 74 – 78% người bệnh đều có dấu hiệu này.
Thành bụng căng cứng
Sốt là dấu hiệu viêm ruột thừa xuất hiện khá muộn và báo hiệu cho biết bệnh viêm ruột thừa đã chuyển sang giai đoạn khá nặng. Tuy nhiên, cơn sốt thường không quá cao, thông thường chỉ trong khoảng 37,2 – 38,3 độ C nên rất nhiều người bệnh chủ quan.
3. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Điểm khởi phát của viêm ruột thừa là do lòng ruột thừa bị tắc, làm ứ đọng dịch tiết và tăng áp lực trong lòng ruột thừa dẫn đến hai hậu quả, thành ruột thừa bị thiếu máu ngày càng nặng dần và hình thành nhiễm trùng do các chủng có ở manh tràng gồm các vi khuẩn Gram (-) (Coli, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas), cầu khuẩn đường ruột và các vi khuẩn yếm khí (Bacteroide fragilis).
Tắc lòng ruột thừa
Nguyên nhân tắc lòng ruột là: Do sỏi phân ruột thừa, do giun đũa, giun kim chui vào lòng ruột thừa; Do hệ thống nang lympho trong lòng ruột thừa sưng to bít miệng ruột thừa lại; Hay do các chất niêm dịch trong lòng ruột thừa cô đặc lại tạo thành các bọc niêm dịch ruột thừa; Cũng có thể do co thắt ở gốc hoặc đáy ruột thừa; Ngoài ra ruột thừa bị gấp do dính hay do dây chằng cũng là nguyên nhân gây tắc lòng ruột thừa.
Nhiễm trùng ruột thừa
Sau khi bị tắc vi khuẩn trong lòng ruột thừa phát triển gây viêm. Mặt khác nhiễm khuẩn ruột thừa còn do nhiễm trùng huyết, xuất phát từ những ổ nhiễm trùng nơi khác như: phổi, tai, mũi, họng… tuy nhiên nguyên nhân này hiếm gặp.
Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa
Do tắc lòng ruột thừa: Áp lực lòng ruột thừa tăng lên gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ tới nuôi dưỡng thành ruột gây rối loạn tuần hoàn thành ruột thừa.
Do nhiễm trùng: Do độc tố của vi trùng Gr (-) gây tắc mạch, có thể tắc mạch tiên phát là do nguyên nhân của viêm ruột thừa, nếu tắc mạch khu trú sẽ gây tổn thương hoại tử khu trú ở thành ruột thừa một vùng tương ứng, nếu tắc mạch ở mạc treo hoặc lan tràn ở mạch máu nhỏ trên toàn bộ ruột thừa sẽ gây hoại tử toàn bộ niêm mạc ruột thừa tạo nên bệnh cảnh lâm sàng rất nặng dẫn tới nguy kịch.
4. Biến chứng của viêm ruột thừa
Vỡ ruột thừa
Vỡ ruột thừa làm nhiễm trùng lan khắp vùng bụng (viêm phúc mạc). Do có thể nguy hiểm tính mạng nên bệnh nhân có tình trạng vỡ ruột thừa cần phải phẫu thuật cấp cứu để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.
Hình thành ổ mủ trong khoang bụng
Nếu ruột thừa vỡ, có thể sẽ hình thành ổ nhiễm trùng (áp xe). Với hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ dẫn lưu mủ ra ngoài bằng cách đặt một ống xông qua thành bụng vào đến ổ áp xe. Ống xông dẫn lưu này được để tại chỗ và bệnh nhân sẽ dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng đã được điều trị khỏi, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa sau. Trong một số trường hợp, áp xe được dẫn lưu ra ngoài và ruột thừa được cắt bỏ ngay cùng lúc.
U ruột thừa
Thấy xuất hiện khối ở góc bụng dưới bên phải, và đau khi chạm vào. Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính tìm thấy có khối. Nếu bệnh nhân có biểu hiện khỏe, thì phương án ban đầu là điều trị duy trì bằng cách truyền dịch qua tĩnh mạch và dùng thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng. Nếu thấy có cải thiện về mặt lâm sàng, các dấu hiệu và triệu chứng đã khỏi hoàn toàn, thì không cần phải cắt bỏ ruột thừa muộn. Cắt bỏ ruột thừa muộn được thực hiện sau 6 tuần nếu chưa khỏi hẳn các triệu chứng. Ở những bệnh nhân cao tuổi, cần loại trừ ung thư biểu mô
5. Cách phòng bệnh viêm ruột thừa
Để phòng bệnh viêm ruột thừa thì cũng khá đơn giản, chỉ cần thực hiện trong việc ăn uống hàng ngày là đã loại bỏ phần lớn nguy cơ gây bệnh viêm ruột thừa.
- Uống nhiều nước để giúp đường ruột được thông suốt, và hoạt động tốt.
- Ăn nhiều củ cải dưa chuột và nước ép.
- Ăn nhiều rau để tăng dịch nhầy, ngăn quá trình tích tụ tại ruột thừa và ruột già.
- Ăn tỏi nhiều để kháng viêm.
- Đậu xanh là một thực phẩm giúp làm sạch đường ruột.
Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách phòng bệnh viêm ruột thừa hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.