Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tràn dịch màng phổi

1389

Bệnh tràn dịch màng phổi là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và có tác hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Đọc bài viết dưới đây của danonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!

1. Bệnh tràn dịch màng phổi là gì?

Phổi được bao bọc hoặc nằm trong bởi 1 lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Bên trong màng phổi có chứa khoảng 1 lượng dịch nhỏ tầm vài ml giúp cho bề mặt của màng phổi luôn được mềm mại, trơn láng mỗi khi cọ xát.

Tràn dịch màng phổi xuất hiện khi có dịch tích tụ giữa bề mặt lá thành và lá tạng màng phổi. Một lớp dịch mỏng luôn có mặt trong khoang phổi để bôi trơn và tạo điều kiện cho phổi dễ chuyển động trong quá trình hít vào và thở ra. Nếu dòng chảy bình thường của dịch bị gián đoạn, với quá nhiều dịch được sản xuất hoặc bị loại bỏ không đủ, thì dịch sẽ tích tụ, dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tràn dịch màng phổi
Bệnh tràn dịch màng phổi

2. Phân loại tràn dịch màng phổi

Theo màu sắc và tính chất dịch

  • Dịch thấm (exudate)
  • Dịch tiết (Transudate)
  • Dịch trong (Clear liquid). Gồm các TDMP không phải mủ (kể cả dịch huyết thanh máu và dịch máu)
  • Dịch đục do có mủ hoặc đường chấp

Theo vị trí

  • Tràn dịch màng phổi tự do: dịch ở khoang màng phổi lớn, di chuyển tự do, không bị đóng khoang đóng ngăn.
  • Tràn dịch màng phổi khu trú: dịch màng phổi bị khu trú tại một vị trí nào đó của khoang màng phổi: tràn dịch màng phổi rãnh liên thuỳ (bé hoặc lớn); tràn dịch màng phổi thể vòm hoành, thể trung thất, tràn dịch màng phổi khu trú ở thành ngực
  • Tràn dịch thanh tơ
  • Dịch dưỡng chấp
  • Tràn dịch dạng dưỡng chấp

Theo tiến triển

  • Tràn dịch màng phổi cấp tính .
  • Tràn dịch màng phổi mạn tính. Dịch tồn tại 2 đến 3 tháng .

3. Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi?

Nguyên nhân tràn dịch màng phổi thực chất chủ yếu là do biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau như:

  • Nhiễm trùng ở phổi (áp-xe phổi vỡ, viêm phế nang do vi rút, bụi phổi, bệnh khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vỡ bóng khí phế nang…)
  • Cơn hen suyễn nặng hoặc chấn thương lồng ngực gây xuyên thủng phổi.
  • Suy tim sung huyết
  • Gãy xương sườn làm tổn thương phổi hay áp xe ở các cơ quan khác vỡ tràn vào màng phổi (thường là áp xe cơ hoành).
  • Nồng độ protein trong máu thấp cũng có xu hướng cho phép chất lỏng thấm ra khỏi thành các mạch máu. Xơ gan và bệnh thận có thể gây ra nồng độ protein máu thấp. Tràn dịch màng phổi làm phức tạp bệnh gan giai đoạn cuối ở 5% bệnh nhân
  • Lao phổi được coi là nguyên nhân tràn dịch màng phổi hàng đầu (chiếm đến 40%).
  • Lupus và các bệnh tự miễn khác.
  • Ngoài ra, tràn dịch màng phổi còn có thể do hậu quả của một số thủ thuật như chọc dò, nội soi phế quản, dẫn lưu màng phổi.

4. Triệu chứng của tràn dịch màng phổi

  • Đau ngực: Đau ngực là triệu chứng ban đầu của tràn dịch màng phổi. Đau âm ỉ phía bên tràn dịch, nếu nằm nghiêng phía bên đối diện thì cơn đau sẽ tăng lên.
  • Khó thở: Triệu chứng tràn dịch màng phổi điển hình là hiện tượng khó thở. Mức độ khó thở tùy thuộc vào số lượng cũng như tốc độ dịch tiết ra.
  • Sốt: Khi tràn dịch màng phổi, người bệnh có thể sốt. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể khi có dấu hiệu nhiễm trùng do tràn dịch màng phổi. Tuy nhiên trong trường hợp tràn dịch màng phổi xảy ra ở người có tuổi, người mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ không có triệu chứng sốt.
  • Ho khan: Một trong những triệu chứng tràn dịch màng phổi thường gặp là ho khan. Tuy nhiên tần suất ho khan còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (tràn dịch màng phổi do bệnh lao sẽ ho nhiều hơn các bệnh như: áp xe gan, áp xe cơ hoành…).

5. Biến chứng của tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi mủ tiến triển chậm và dễ để lại di chứng dày dính màng phổi. Tràn dịch dưỡng chấp tiến triển nhanh, bệnh nhân chóng suy kiệt. Tràn dịch màng phổi do ung thư tiến triển rất nhanh, nếu do ung thư màng phổi tiên phát thì tiến triển chậm hơn.

Biến chứng của tràn dịch màng phổi
Biến chứng của tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Biến chứng có thể là: Vỡ phổi, phế quản gây áp xe phổi – khái mủ; dò ra thành ngực; tràn khí thứ phát hay phối hợp; tràn dịch màng ngoài tim; nhiễm trùng huyết, suy hô hấp cấp; suy tuần hoàn cấp; choáng, trụy tim mạch, bội nhiễm phổi và phù phổi cấp… Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tai biến do các thủ thuật chọc hút dịch màng phổi.

Di chứng: Nếu điều trị sớm, đúng thì bệnh sẽ khỏi nhưng để lại dày dính màng phổi, có khi có vách hóa màng phổi. Nếu điều trị không đúng hay điều trị trễ thì sẽ tồn tại ổ mủ cặn trong màng phổi làm nhiễm trùng kéo dài, gây xẹp phổi, suy hô hấp.

6. Nguyên tắc điều trị tràn dịch màng phổi

Trong tràn dịch màng phổi thường được chọc hút dịch vừa để làm các xét nghiệm cần thiết vừa để giải quyết khó thở cho người bệnh. Khi đã xác định được nguyên nhân thì vấn đề điều trị căn nguyên để làm giảm hoặc hết hiện tượng tràn dịch màng phổi là hết sức cần thiết.

Sau điều trị hết tràn dịch, các bác sĩ thường phải can thiệp bằng các thuốc chống dính màng phổi vì đã tiên lượng được hậu quả hay gặp nhất của tràn dịch màng phổi là gây dày, dính màng phổi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hô hấp.

Đề phòng biến chứng của tràn dịch màng phổi, thường dùng các loại thuốc chống dính kết hợp liệu pháp vận động (tập thở để phổi co giãn nhanh, phục hồi khả năng hô hấp). Các biện pháp này cần được thực hiện sớm và kéo dài.

Với nguyên nhân do lao thì cần thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ, thời gian điều trị, tuyệt đối không ngừng thuốc sớm và cần có chế độ dinh dưỡng tốt. Song song với điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu, bệnh nhân cần kiên trì, bền bỉ tập luyện phục hồi chức năng.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

7. Bệnh nhân tràn dịch màng phổi nên ăn gì?

Các món cháo, súp bổ phổi, giàu dinh dưỡng

Cháo củ mài hạnh nhân, cháo quả La hán thịt nạc, cháo thịt bò, cháo thịt gà hạt sen, súp gà nấm hương, gà hầm thuốc bắc…là những món cháo bổ phổi và giúp phục hồi thể trạng của người bệnh sau ốm rất tốt. Cháo, súp nên nấu hơi lỏng trong những ngày đầu bệnh nhân mới được ăn uống và không nên quá nhiều chất khó tiêu.

Thực phẩm giàu protein

Thịt nạc (thịt lợn, thịt gà, thịt bò), cá hồi, cá chuối, trứng…Nhóm thực phẩm này cung cấp nhiều calo cho bệnh nhân giúp nhanh hồi phục sức khỏe, bổ phổi, tăng sức co bóp của cơ giúp cho hô hấp. Đặc biệt các loại cá thu, cá mòi, cá hồi chứa rất nhiều các acid béo không no Omega chống oxy hóa rất tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh phổi.

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nhanh hồi phục sau một cuộc phẫu thuật và hỗ trợ tăng cường chức năng phổi. Ngoài ra, nguồn chất xơ từ rau củ quả cũng giúp hệ tiêu hóa của bệnh nhân sau phẫu thuật rất tốt khi phải bất động hạn chế đi lại như các loại rau họ cải màu xanh như cải bắp, cải ngọt, củ cải, súp lơ…; rau ngót, khoai tây, khoai lang…, các loại hoa quả lành tính và mát như na, dừa, nho, táo, lê, thanh long…Nên chú ý chọn những rau củ quả an toàn, không có chất bảo quản bởi sau khi điều trị tràn dịch màng phổi bệnh nhân rất nhạy cảm sẽ có thể bị ngộ độc thức ăn.

Bổ sung nước

Bổ sung đủ nước hàng ngày giúp nhuận khí, thanh mát phổi và thanh thải các chất độc trong cơ thể. Bạn cần chú ý không nên quên đi khẩu phần nước hàng ngày cho bệnh nhân. Có thể thay đổi nước ép hoa quả, rau củ, nước canh cho bệnh nhân.

8. Bệnh nhân tràn dịch màng phổi phải kiêng gì?

  • Không nên vội ăn ngay thức ăn đặc, khô như bánh mỳ, cơm và thức ăn khó tiêu sau khi vừa phẫu thuật tràn dịch màng phổi.
  • Không nên ăn quá nhiều gây gánh nặng cho phổi, mỗi ngày cần ăn khoảng 2.000 miligam để kiểm soát được lượng chất dịch trong phổi.
  • Không nên vừa ăn vừa uống sẽ gây áp lực lên cơ hoành, gây khó thở như thế ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của phổi.
  • Không nên ăn, uống đồ lạnh như nước đá, kem…vì sẽ gây ho, lạnh phổi rất nguy hiểm khi vừa mới bị tràn dịch màng phổi.
  • Thực phẩm giàu chất béo, lipid cao năng lượng rất dễ gây đầy bụng, nặng bụng, khó tiêu hóa hơn những loại thực phẩm khác và chúng cũng gây tổn hại cho lá phổi của bạn. Vì thế, hạn chế đồ ăn chiên, rán, xào nhiều mỡ, sữa cao năng lượng khi bạn bị tràn dịch màng phổi nhé.
  • Hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày tráng tăng áp lực thẩm thấu kéo lượng dịch vào trong màng lá phổi
  • Tránh loại thực phẩm có tính chua, cay, nóng như dưa, cà muối, ớt, tiêu, gừng, các loại quả nóng như nhãn, mít, xoài…
  • Tránh tuyệt đối các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, cà phê, nước ngọt có gas…thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp
  • Tránh những thực phẩm dễ gây đầy hơi, ợ hơi như bánh kẹo nhiều đường, các loại đậu đỗ, lạc, ngũ cốc nguyên hạt…

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị bệnh tràn dịch màng phổi hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.