Những năm gần đây tỷ lệ người mắc ung thư trực tràng ở Việt Nam ngày một tăng cao vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của căn bệnh này như thế nào. Đọc bài viết dưới đây của danonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!
1. Ung thư trực tràng là gì?
Ung thư trực tràng, tức là ung thư phát triển từ ruột kết hay trực tràng (là những phần của ruột già) gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
2. Dấu hiệu của ung thư trực tràng
Táo bón
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Chứng này được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày, đồng thời cũng là sự cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.
Đi ngoài ra máu
Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Do vậy mà đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng.
Đau xuất hiện kèm theo các triệu chứng toàn thân
Ung thư đại trực tràng làm cho khối u liên quan bám dính vào thành ruột, làm cho kích thước đường ruột trở nên bị hẹp lại. Càng về sau, đường ruột bị khối u xâm lấn sẽ trở nên hẹp hơn và có thể gây tắc ruột.
Bên cạnh đó, bệnh không chỉ xuất hiện đau ở đại tràng, mà nó sẽ đi kèm với sự xuất hiện ung thư đại trực tràng với một số triệu chứng toàn thân ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau như: Cảm thấy thiếu máu cục bộ, yếu, yếu đuối, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, có thể dẫn đến giảm sự thèm ăn, làm giảm cảm giác ngon miệng, khó tiêu và các triệu chứng khác.
Nôn mửa thường xuyên
Khối u trực tràng chèn ép các bộ phận xung quanh cũng có thể gây rối loạn cho hệ tiêu hóa, từ đó khiến bạn gặp phải tình trạng nôn mửa. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi khối u đã phát triển lớn, chèn ép lên những bộ phận khác trong ổ bụng và gây cảm giác khó chịu cho cả khoang bụng.
Đau hậu môn và không kiểm soát được sự co thắt hậu môn
Nếu ung thư trực tràng đã phát triển lớn hơn, khối u sẽ bắt đầu xuất hiện với kích thước lớn dần lên, làm cho hậu môn “căng thẳng” hơn vì phải giữ sự co thắt thường xuyên. Khi đó, cơ vòng hậu môn sẽ bị quá tải và yếu đi, dẫn đến mất sự kiểm soát.
Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu trong phân nhiều hơn, và bệnh cũng đã triến triển ở mức nghiêm trọng hơn.
Chảy dịch bất thường tại hậu môn
Khi gặp phải hiện tượng chảy dịch bất thường ở khu vực hậu môn thì đó là lúc bệnh ung thư trực tràng đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Hiện tượng này thường xảy ra khi các khối u đã phát triển lớn và chèn ép tới những mạch máu xung quanh, gây ứ đọng chất tại khu vực này. Sau đó, những chất dịch ứ đọng sẽ tìm cách tự thoát ra ngoài thông qua đường hậu môn nên gây ra tình trạng chảy dịch.
Cân nặng sụt giảm
Các khối u trong ruột già cũng có khả năng làm xáo trộn nội tiết tố và các chất trong cơ thể, từ đó gây nên những vấn đề sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Đặc biệt, cân nặng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những khối u ở trực tràng. Vì vậy, nếu không hề có ý định giảm cân hay ăn kiêng mà vẫn thấy cân nặng sụt giảm bất thường thì bạn nên chủ động đi khám để biết có phải mình đang mắc bệnh ung thư trực tràng hay các bệnh ung thư nào khác.
3. Nguyên nhân gây ung thư trực tràng
Do di truyền
Ung thư trực tràng có đặc tính di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ bị ung thư ruột già, con cái cũng có thể dễ bị. Nhất là, bệnh nhân bỗng dưng có trên màng ruột của mình hàng trăm “cục” bướu (polyp). Các bướu này xuất hiện một cách nhanh chóng và biến dạng thành các tế bào ung thư một cách mau lẹ.
Căn bệnh ung thư ruột do di truyền có tên là Familial Polyposis, hầu hết các bệnh nhân sẽ chết ở lứa tuổi 35 – 40, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Do tiền sử bệnh nhân
Đã từng bị các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng… cũng có nguy cơ cao mắc ung thư ruột già.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Ruột già ở đoạn cuối của hệ tiêu hóa, vì thế chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư ruột già.
Theo những khảo cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, một chế độ ăn càng nhiều chất đạm từ thịt, mỡ động vật, ăn nhiều các đồ ăn được chế biến như nướng, rán, hun khói, thức ăn với nhiều chất cholesterol trong khi họ lại không ăn chất xơ, rau hoặc trái cây, hoặc quá béo…. trong nhiều năm, có nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng
Tuổi tác
Ung thư ruột già đa phần thường xuất hiện ở những bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Theo thống kê, 90% người bước sang độ tuổi 50 tăng nhanh nguy cơ bị ung thư ruột già. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị ung thư ruột già. Theo thống kê ở Mỹ, cứ 16 người bước sang tuổi 50 thì có 1 người bị ung thư ruột già.
Viêm nhiễm đường ruột
Những người bị các bệnh viêm nhiễm đường ruột như: bệnh Crohn, viên loét đại tràng cũng dễ bị ung thư ruột già hơn.
Nhiều người không may mang bệnh viêm ruột (gồm hai bệnh “viêm loét đại tràng” và “viêm đại tràng hạt”), cứ hay đi đại tiện ra máu, đau bụng, lâu lâu lại tắc ruột.
Sau 25 năm mang bệnh với các triệu chứng tái phát như vậy, khả năng bị ung thư ruột già rất cao (8-30%). Sau 15 năm mang bệnh viêm ruột, căn bệnh vẫn hay hành, cắt bỏ hẳn ruột già sẽ làm giảm nguy cơ ung thư, đồng thời cũng giúp người bệnh đỡ khổ vì các triệu chứng.
Do bị polyp đại tràng
Nếu những ai bị polyp đại tràng mà không chữa trị kịp thời, để lâu ngày thì các polyp đó có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư ruột già.
Đặc biệt, nguy cơ cao nhất mắc ung thư ruột già ở những người có tiền sử gia đình bị polyp, tức là ở một số gia đình, các thành viên có thể bị hàng trăm polyp trong đại tràng, trực tràng. Vì thế, các thành viên trong gia đình cần được tầm soát ung thư ngay từ nhỏ và có khi cần phải được tư vấn về di truyền.
Thiếu vận động
Theo báo cáo người thiếu tập thể dục, béo phì tạo ra nguy cơ ung thư đại trực tràng cao từ 2-5 lần so với người thường xuyên vận động.
Hút thuốc và uống rượu, bia.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ u đại tràng và ung thư trực tràng. Người hút thuốc có nguy cơ ung thư trực tràng cao hơn 20% so với người không hút thuốc. Uống quá nhiều rượu bia, làm tăng nguy cơ phát triển u đại tràng. Nếu hút thuốc và uống rượu, nguy cơ tăng nhiều hơn.
4. Cách điều trị ung thư trực tràng
Phẫu thuật
Phẫu thuật được cho là phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được tiến hành hóa trị hay xạ trị tại chỗ nhằm thu nhỏ khối ung thư, sau đó, các bác sĩ mới tiến hành cắt bỏ đoạn trực tràng để tránh nguiy cơ xâm lấn rộng hơn của các tế bào ung thư. Hai điểm ruột vừa cắt sẽ được nối lại, có thể nối thủ công bằng tay hoặc khâu nối bằng máy stapler.
- Phẫu thuật giai đoạn đầu: Bệnh nhân phát hiện bệnh sớm thì có thể thực hiện phương pháp mổ nội soi để cắt ổ bướu, một vài đường mổ nhỏ ở ổ bụng sẽ giúp bệnh nhân giảm đau đớn cũng như hồi phục nhanh.
- Phẫu thuật giai đoạn 2-3: Khi phát hiện ung thư đã xâm lấn sang các bộ phận khác gần kề như bàng quang, tuyến tiền liệt hay tử cung thì chắc chắn bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật mổ cắt bỏ toàn bộ. Bệnh nhân phải thực hiện làm phẫu thuật Miles, cắt bỏ toàn bộ trực tràng cùng hậu môn và các bộ phận đã bị tế bào ung thư xâm lấn. Sau đó, bệnh nhân có thể được nắp hậu môn giả, mở một đường tiểu ở vùng bụng ngay dưới mạn sườn. Thường bệnh nhân sẽ phải chú ý thật kỹ trong việc chăm sóc và vệ sinh cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
- Phẫu thuật giai đoạn di căn: Một số trường hợp được phẫu thuật các bộ phận thứ phát di căn do ung thư trực tràng như gan, phổi để giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân. Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ được phẫu thuật để duy trì sự sống chứ không thể điều trị khỏi.
Xạ trị
Phương pháp điều trị ung thư trực tràng bằng xạ trị tại chỗ được thực hiện bằng các tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư cũng như thu nhỏ diện tích xâm lấn của các tế bào lạ. Việc xạ trị có thể được thực hiện từ bên ngoài hoặc bên trong các mô bướu. Thường các bác sĩ sẽ dùng xạ trị sau các cuộc phẫu thuật để loại bỏ một số tế bào ung thư còn sót lại trên thành trực tràng mà mắt thường không quan sát được.
Khi xạ trị bệnh sẽ có một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, da bị kích thích mạnh, mệt mỏi, rụng tóc. Nam giới có thể bị liệt dương. Những triệu chứng trên thường sẽ hết sau khi ngưng xạ trị
Hóa trị
Hóa trị liệu được thực hiện bằng đường tiêm thuốc vào mạch máu hay uống để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi thuốc được tiêm vào mạch máu sẽ đi khắp các bộ phận trên cơ thể giúp loại bỏ những tế bào ung thư đã di căn hay xâm lấn đến những bộ phận các trên cơ thể. Việc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư khác đồng nghĩa cũng làm tổn hại các tế bào bình thường khiến bệnh nhân phải chịu một số tác dụng phụ không mong muốn.
Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân, dấu hiệu, và phương pháp điều trị ung thư đại tràng hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.