Những điều cần biết về bệnh viêm họng mãn tính

1157

Viêm họng mãn tính là bệnh khá thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Hãy cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh viêm họng mãn tính này nhé!

1. Viêm họng mãn tính có lây không?

Bệnh nhân khi mắc bệnh sẽ có những biểu hiện như: ngứa rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, đau họng, nổi hạch, cổ họng đỏ ứng, sốt, đau đầu, khản tiếng, chán ăn, sổ mũi… nên nhiều người lo sợ rằng sẽ bị nhiễm khuẩn bởi người bệnh.

Viêm họng mãn tính có lây không?
Viêm họng mãn tính có lây không?

Viêm họng mãn tính thực chất xuất phát từ sự tấn công của các vi khuẩn, virus, chủ yếu là liên cầu khuẩn gây ra. Bệnh không có tính chất truyền nhiễm nên nhiều người lo sợ viêm họng mãn tính có lây không là điều không thể.

2. Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Do những thói quen xấu

Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong cuộc sống thường ngày là nguyên nhân gây nên viêm họng mãn tính. Một số thói quen hàng ngày gây viêm họng mãn tính mà bạn có thể không ngờ tới là:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bệnh nhân thường xuyên sử dụng các thức ăn bị ôi thiu. Lúc này các loại vi khuẩn độc hại dễ dàng tấn công cổ họng gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng gây viêm họng, làm tình trạng viêm họng thông thường trở nên nặng hơn và tạo thành viêm họng mãn tính.
  • Các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, uống cafe không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà cũng chính là nguyên nhân gây bệnh.

Do các tác động từ môi trường

Bệnh viêm họng mãn tính còn là hệ quả của ô nhiễm môi trường. Khi xã hội phát triển nhanh chóng, môi trường sẽ càng trở nên ô nhiễm, nhiều khói bụi, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh về hô hấp, nhất là viêm họng mãn tính.

Do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Các chuyên gia cho biết, những người mắc các bệnh như đái tháo đường, suy gan, thể địa dị ứng,.. sẽ có nguy cơ mắc viêm họng mạn tính cao hơn. Nếu muốn khắc phục bệnh cần điều trị các bệnh trên lần lượt và kiêng cữ thật tốt.

Bên cạnh đó, các bệnh như môi khép không kín, viêm mũi dị ứng, tắc mũi do polyp mũi,… hoặc những bệnh gây nên chứng khó thở và phải thở bằng miệng cũng là nguyên nhân gây viêm họng và viêm họng mãn tính. Vì khi thở bằng miệng không khí sẽ vào cơ thể mà không được lọc sạch vi khuẩn, bụi bẩn từ mũi và gây viêm họng.

3. Các dạng thường gặp của viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính được chia làm 4 thể: viêm họng mãn tính sung huyết, viêm họng mãn tính xuất huyết, viêm họng mãn tính quá phát, và viêm họng teo.

  • Viêm họng mãn tính sung huyết: biểu hiện niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mãn tính quá phát (viêm họng hạt) : Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”.
  • Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.

4. Dinh dưỡng cho người bệnh viêm họng mãn tính

Những điều cần biết về bệnh viêm họng mãn tính
Dinh dưỡng cho người bệnh viêm họng mãn tính

Người bệnh viêm họng nên ăn gì?

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Thành phần protein có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng. Thực tế, protein có khả năng hình thành các mô mới, nhanh chóng làm lành các tổn thương bên trong vòm họng.

Đặc biệt, protein là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Với những lợi ích của protein đối với cơ thể, người bệnh viêm họng nên bổ sung chúng cho cơ thể mỗi ngày.

Một số loại thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh viêm họng như thịt, cá, trứng, sữa và pho mát, chuối, mật ong,…

Các loại rau củ quả tốt cho người bệnh viêm họng

Các loại rau củ cũng là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh viêm họng. Chúng không những giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra, mà còn rất tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Các loại rau củ luộc như cà rốt, rau cải, bắp cải…đều là những món ăn làm dịu cơn đau rất hữu ích, chúng thường dễ nuốt, giảm sự cọ xát giữa cổ họng và thức ăn gây đau rát, khó chịu.

Thực tế, những món ăn được chế biến từ rau củ quả rất dễ nuốt. Đồng thời giúp người bệnh tránh được sự cọ xát giữa vòm họng và thức ăn. Điều này giúp giảm tối đa tình trạng đau rát cổ họng.

Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột là chất bột đường, được xem là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể con người hoạt động. Để tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh viêm họng nhanh chóng khỏi, bệnh nhân có thể cung cấp cho cơ thể một số loại thực phẩm chứa tinh bột.

Thông thường, tinh bột được chia làm 3 loại gồm fructose (đường trái cây), sucrose (đường ăn), và lactose (đường sữa). Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng, người bệnh chỉ nên bổ sung cho cơ thể thực phẩm chứa tinh bột ở dạng lỏng để tránh làm tổn thương vòm họng.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất kẽm

Kẽm cũng là một trong những thành phần làm lành các tổn thương nghiêm trọng ở vòm họng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, với các bệnh nhân mắc bệnh viêm họng, người bệnh có thể bổ sung cho cơ thể một số loại thực phẩm chứa chất kẽm.

Một số loại thực phẩm chứa kẽm, bệnh nhân có thể bổ sung cho cơ thể của mình:

  • Thịt bò, lợn, gà
  • Tôm, cua, hàu
  • Trái cây, rau xanh: Quả lựu, đậu Hà Lan
  • Một số loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt dẻ,…

Người bệnh viêm họng nên ăn những thức ăn trơn mát, dễ tiêu hóa

Bị viêm họng nên chú ý ăn thức ăn được chế biến dưới dạng lỏng mềm dễ nuốt. Để bảo vệ cổ họng tránh tổn thương.

Các món trơn mát khiến việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn, các triệu chứng viêm họng vì thế mà cũng được cải thiện nhanh chóng.

Người bệnh viêm họng kiêng ăn gì?

Không ăn những thức ăn cay nóng

Khi bị viêm họng người bệnh tuyệt đối không được sử dụng những món ăn có tính cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu… món ăn cay nóng có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lai gây hại cho những người bệnh viêm họng.

Những thức ăn có chứa vị cay sẽ khiến cho họng càng thêm sưng tấy và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Đối với bệnh viêm họng mãn tính thường khiến cho người bệnh có cảm giác rát họng nếu như sử dụng những đồ ăn có vị cay sẽ khiến tình trạng đau rát càng tồi tệ hơn, bạn sẽ cảm nhận được bệnh sẽ nặng hơn.

Tránh những đồ uống có gas

Đồ uống có gas tuyệt đối nên tránh sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng mãn tính hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cũng không nên sử dụng những đồ uống có cồn, rượu bia là những đồ uống tuyệt đối không nên sử dụng đối với người bệnh viêm họng hạt.

Không ăn những hoa quả chứa nhiều axit

Những loại hoa quả như cam, chanh, bưởi… là những loại hoa quả chứa rất nhiều axit sẽ làm tăng tình trang đau họng, bởi axit có tính bào mòn khi họng bị tổn thương sẽ làm tình trạng đó nặng hơn.

Những món chiên rán, có nhiều dầu mỡ

Tương tự như món ăn cay nóng, những loại thực phẩm được chiên rán với nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh viêm họng. Với lượng dầu mỡ quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng gây kích thích ở cổ họng, khiến cho họng nhanh chóng bị sưng lên. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòm họng và khiến cho việc điều trị bệnh càng khó khăn hơn.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về bệnh viêm họng mãn tính hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh nhé.