Những điều cần biết về rối loạn tiêu hóa

1049

Rối loạn tiêu hóa tuy không gây nhiều nguy hiểm cho tính mạng nhưng có ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đọc bài viết dưới đây của danonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!

1. Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?

Hệ thống tiêu hóa của chúng ta rất rộng lớn và phức tạp. Nó kéo dài từ miệng cho tới hậu môn và có nhiệm vụ hấp thụ các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể.

Bệnh rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo nên bởi sự co thắt không đều giữa các cơ quan trong hệ tiêu hóa dẫn tới đau bụng và thay đổi đại tiện. Về bản chất, rối loạn tiêu hóa xảy ra do mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn gây loạn khuẩn ở đường ruột.

Những điều cần biết về rối loạn tiêu hóa
Những điều cần biết về rối loạn tiêu hóa

2. Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa

Đau bụng

Người bị rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo cơ địa và mức độ của bệnh. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía bên trái vùng bụng hoặc ở những vị trí khác nhau quanh vùng bụng. Mức độ đau có thể là đau từng cơn, đau nhói như dao cắt, đau nhẹ âm ỉ hoặc đau lâm râm.

Đi ngoài bị táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ

Rối loạn tiêu hóa khi mắc bệnh lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị sẽ dẫn đến hiện tượng tiếp theo là đi ngoài bị táo bón hoặc tiêu chảy, cũng có thể là kiết lỵ. Phổ biến là bị tiêu chảy. Khi đó người bệnh dễ bị mất nước và chất điện giải, háo nước. Cơ thể cảm giác mệt mỏi không muốn hoạt động nhiều. Khi bị đến giai đoạn này tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Đầy hơi

Khi bị rối loạn tiêu hóa bạn cảm giác bụng thường xuyên căng ra như vừa ăn no, ậm ạch và khó chịu mặc dù không ăn uống gì nhiều. Đi kèm với nó là các dấu hiệu như ợ chua, ợ hơi như người đau dạ dày. Hay “đánh rắm”, miệng hôi và ợ chua rất khó chịu.

Nôn mửa

Nôn mửa cũng là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Khi bộ phận tiêu hóa hoạt động không tốt. Thức ăn sau khi nạp vào cơ thể không được hấp thụ kèm theo những phản ứng với các loại men trong đường ruột dễ khiến người bị rối loạn tiêu hóa bị trào ngược thức ăn lên trên dẫn đến tình trạng nôn mửa.

3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Uống rượu bia

Khi cơ thể dung nạp quá nhiều bia rượu sẽ làm tiêu hụt lượng lớn men tiêu hóa dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, rượu bia cũng gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn tới hội chứng ruột kích thích.

Ăn uống không hợp vệ sinh

Việc sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới bệnh tiêu chảy, đau bụng, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

Lạm dụng kháng sinh

Đây là một nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh. Khi sử dụng quá liều, chúng vô tình triệt tiêu luôn cả những lợi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Do đó khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa có thể là do biến chứng tất yếu của các bệnh như ợ nóng, viêm đường ruột, tiểu đường, đau dạ dày, liệt dạ dày, hen suyễn.

Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn

Cơ thể con người được cấu tạo bởi 10.000 tỷ tế bào. Và lượng vi khuẩn trong cơ thể lớn hơn gấp 10 lần con số đó, bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn.

Lợi khuẩn và hại khuẩn tập trung nhiều nhất ở đường ruột. Trung bình, ở mỗi người bộ phần này chứa tới 2kg vi khuẩn. Trong đó, 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn. Khi mất đi sự cân bằng này, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu dẫn đến, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hóa.

4. Tác hại của rối loạn tiêu hóa

Suy dinh dưỡng

Rối loạn tiêu hóa thường gây tiêu chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu, trào ngược dạ dày, miễn dịch kém, mệt mỏi, dị ứng và làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể… lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng khó hồi phục.

Cơ thể mệt mỏi và suy nhược

Rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, lười vận động, khó tập trung… ảnh hưởng nhiều đến học tập, công việc.

Ngoài ra biểu hiện tiêu chảy kéo dài dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng mất nước, mất chất điện giải dẫn tới nguy cơ suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời.

Giảm sức đề kháng

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị rối loạn tiêu hóa có nguy cơ cao bị các bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm một cách thường xuyên và tái đi tái lại, thậm chí có thể gây tử vong như tiêu chảy, viêm phổi, sởi…

Khi bị rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng, không đủ khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh tật. Do đó, với trẻ thường đối mặt với rối loạn tiêu hóa sẽ rất dễ bị nhiễm những bệnh về viêm đường hô hấp và cảm cúm, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi, quá nóng hoặc quá lạnh…

5. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

  • Cần tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không ăn các loại thức ăn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không hợp vệ sinh.
  • Tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận…,những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có gas, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn….
  • Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm…
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ và khoa học để cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh. Luôn chú ý giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, bụi bẩn…
  • Không thức khuya vì thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, gây ức chế và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

6. Các bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa

Bài thuốc chữa rối loại tiêu hóa số 1

Dùng sọ dừa sao đen, rồi tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng từ 10-15gr hòa với nước chín để uống, sẽ rất hiệu nghiệm trong việc “giải quyết” chứng no hơi, rối loạn tiêu hóa.

Bài thuốc chữa rối loại tiêu hóa số 2

Đây là bài thuốc chữa đi lỏng ở rối loạn tiêu hóa.

  • Nguyên liệu: Lấy 5gram bột lá khổ sâm, 2gram bột nụ sim, 1 gram bột búp ổi, nước gạo nếp rang, bột sắn dây.
  • Thực hiện: Đem các loại lá sao lên, tán bột, trộn đều khoảng 10 gam lá với nước nấu của 20 gram gạo nếp, 20 gram bột sắn. Ngày uống làm 2 lần chia đều.

Bài thuốc chữa rối loại tiêu hóa số 3

Nếu bị rối loạn tiêu hóa có đại tiện lỏng, có thể dùng lá ổi, lá bưởi, lá chè tươi (mỗi thứ 100gr) đem phơi trong bóng mát đến khô, rồi sao thơm, tán thành bột mịn.

Dùng bột này ngày 3 lần, mỗi lần 20gr pha với nước chín còn ấm, dùng vài ngày. Hoặc lấy 80-100 gr dây khổ qua và một ít vỏ quả lựu nấu với nửa lít nước, nấu còn một phần tư lít nước chia làm 2 lần uống trong ngày, uống 3-5 ngày.

Bài thuốc chữa rối loại tiêu hóa số 4

  • Triệu chứng: đau bụng âm ỉ kéo dài, đầy bụng, sôi bụng, chán ăn, ăn chậm tiêu, đi ngoài phân loãng do tì vị hư.
  • Nguyên liệu: Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần, phòng đẳng 30 phần, củ mài 20 phần, gừng khô 10 phần.
  • Cách dùng: tất cả các nguyên liệu đem sao giòn, tán thành bột mịn, vo thành dạng viên. Lấy bột củ mài bao bên ngoài rồi sấy khô để dùng dần. Mỗi ngày bạn uống 3 lần, mỗi lần uống 4-6g

Bài thuốc chữa rối loại tiêu hóa số 5

  • Nguyên liệu: 100gr hoài sơn, 50gr ý dĩ (phần dùng cho một người) và một ít đường phèn
  • Thực hiện: đem ý dĩ luộc sôi, bỏ nước, rồi lấy ý dĩ đó nấu chung với hoài sơn để dùng. Trước khi dùng cho vào một ít đường phèn (vừa ăn tùy người).

Đây là món dân gian dùng rất hay đối với người bị chứng âm hư vị nhiệt (bụng đầy, chướng hơi, lưỡi dơ…). Còn người bị tỳ vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, tay chân lạnh…) thì cũng dùng món trên, nhưng gia thêm vào một lát gừng tươi.

Bài thuốc chữa rối loại tiêu hóa số 6

Lấy một ít muối đã rang chín hòa với một ít nước không quá mặn, rồi uống từ từ từng ít một, cũng sẽ có công dụng trị chứng bụng bị đầy hơi, óc ách khó chịu…

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về chứng rối loạn tiêu hóa hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.