Những lời cha mẹ tuyệt đối không được nói với con

1563

Tâm hồn một đứa trẻ giống như tờ giấy trắng, nên mọi lời nói hành động của cha mẹ đều có thể làm gương gây nên những tổn thương, suy nghĩ sai lệch ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này. Có những lời cha mẹ tuyệt đối không được nói với con nên hãy cẩn trọng lời nói trong mọi trường hợp nhé!

Những lời cha mẹ tuyệt đối không được nói với con
Những lời cha mẹ tuyệt đối không được nói với con

Đừng chơi với bạn A, B, C…

Bạn bè có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên. Buộc trẻ phải kết bạn với một nhóm nhất định có thể khiến suy nghĩ của trẻ bị thu hẹp và hoặc khiến trẻ ngày càng rời xa những lời bạn nói. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn trẻ đã sai lầm khi kết bạn với một ai đó, cần nói rõ việc kết bạn với những người như thế có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ như thế nào. Có thể lấy một vài trường hợp cụ thể làm ví dụ.

Con và bố/mẹ đều vô dụng như nhau!

Nhiều người làm cha/mẹ có thói quen trách móc, khi nhìn thấy con làm chuyện “chướng mắt”, họ sẽ lập tức bùng nổ cơn giận. Ngay trước mặt đứa con, họ không giữ thể diện cho bố hay mẹ của đứa trẻ, mà bới móc những điều xấu xí về đối phương bởi muốn người kia phải bẽ mặt.

Khi chì chiết chồng hay vợ chán chê, người đó cảm thấy chưa thỏa mãn nên quay sang mắng đứa trẻ: “Con và bố/mẹ đều vô dụng như nhau!”. Hành xử như vậy sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bản thân làm việc gì cũng sai và bé sẽ căm ghét bố hay mẹ của mình và không muốn gần gũi họ.

Chúng ta không có đủ tiền để mua đâu

Câu nói này sẽ gây cho trẻ mặc cảm rằng gia đình đang khó khăn và không đủ chủ động về tài chính. Tốt hơn hết bố mẹ nên giải thích lý do không thể mua món đồ đó như phải dùng tiền để chi tiêu rất nhiều thứ,  dành tiền cho kì nghỉ hay món đồ đó con đã có rồi. Cách này giúp bạn không chỉ dạy con về giá trị cuộc sống mà còn giúp bạn không tự biến mình thành một kẻ nói dối.

Sao con dốt thế ?

Những lời trách mắng của cha mẹ về điểm số sẽ khiến trẻ không còn động lực và niềm yêu thích trong học tập. Trẻ sẽ cảm thấy áp lực về thành tích, dễ dẫn đến quay bài, chép bài để đạt điểm cao mà không học thực sự. Thậm chí bé chán học, sợ học đôi khi vì áp lực học hành thi cử mà dẫn đến trầm cảm. Thay vì trách móc hãy nói “chúng ta cùng nghĩ cách để giải quyết vấn đề nhé”. Tìm ra sai sót và sửa lỗi sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn.

Người lớn nói gì cũng không được cãi, có nói sai thì cũng là người đẻ ra mày.

Bố mẹ luôn tự cho rằng vì đã sinh ra và nuôi lớn con cái nên được tự do điều khiển cuộc sống của con trẻ mà quên mất rằng trẻ con cũng là người, mà đã là người thì phải có quyền nói lên tiếng nói của mình, có quyền giải bày nỗi oan ức.

Nếu người lớn làm như vậy, vậy sau này chúng ta già đi, bọn trẻ lại lớn lên, lúc đó chúng cũng lại không nghe chúng ta nói, không nghe chúng ta giải thích, thì lúc đó chúng ta không nên trách chúng mà hãy nên trách bản thân mình đã không công bằng từ lúc nhỏ với chúng.