Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

1469

Sỏi ở bàng quang là tình trạng các khoáng chất tích tụ thành viên hình tròn, nhẵn ngay tại khu vực bàng quang của con người. Sỏi bàng quang là một trong những dạng của sỏi đường tiết niệu với xác suất xuất hiện khoảng 33%. Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng tránh là gì? Hãy cùng Danonghiendai khám phá ngay sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang

Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang
Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang

Như đã nói những viên sỏi hình thành do sự tích tụ các khoáng chất dư thừa đáng nhẽ phải được đào thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Do vậy, nguyên nhân gây bệnh được xác định chính dựa trên các vấn đề về đường tiết niệu. Cụ thể như:

  • Sỏi hình thành từ đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống vùng bàng quang.
  • Nước tiểu bị ứ đọng đều dẫn đến khoáng chất, chất thải không được đưa ra kịp thời. Nguy cơ tạo sỏi bàng quang hoặc cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến mãn tính.
  • Sa bàng quang: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ. Thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo. Ngăn cản dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang
  • Một số trường hợp sỏi bàng quang là do chít hẹp niệu đạo hoặc do bàng quang có dị vật, từ đó gây nên ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn tạo sỏi.
  • Thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và hay nhịn tiểu…
  • Uống ít nước, ít ăn rau xanh, bổ sung nhiều khoáng chất như canxi, photpho… Khiến nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài. Lâu dài tích tụ sỏi.

Triệu chứng thường gặp

Hầu hết người bệnh ở giai đoạn đầu viên sỏi bàng quang có kích thước nhỏ thường không có triệu chứng gì. Theo thời gian, kích thước sỏi tăng lên có thể kèm theo dấu hiệu và biến chứng:

    • Đau bụng dưới. Nam giới sẽ đau hoặc khó chịu trong dương vật.
    • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu kèm theo máu hoặc có màu sậm, mùi hôi.
    • Một số biến chứng thường gặp: Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính, nhiễm trùng đường tiểu hoặc ung thư bàng quang.

Lenvima 4mg có hoạt chất Lenvatinib cho thấy công dụng của thuốc Lenvima 4mgthuốc lenvaxen 4mg là điều trị ung thư đặc biệt là ung thư mô tuyến giáp thể biệt hóa, đang di căn và không còn có thể điều trị bằng iốt phóng xạ

Một số biện pháp phòng ngừa sỏi tích tự ở bàng quang

Sỏi bàng quang tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng cũng mang đến không ít đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, may mắn là bệnh này phòng tránh không khó. Chủ yếu là thay đổi thói quen sinh hoạt thêm lành mạnh và khoa học. Một số biện pháp phòng tránh được các chuyên gia khuyến khích bao gồm:

  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe để biết được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện bệnh kịp thời.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: nên uống từ 2-3 lít nước để đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi thận, bàng quang. Đồng thời tránh sự kết tủa tạo sỏi.
  • Bổ sung chất xơ tự nhiên: ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây… Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường.
  • Bổ sung đạm từ cá hơn thịt: chất đạm trong cá tốt cho cơ thể hơn là đạm trong thịt. Ngoài ra, cũng cần hạn chế ăn nội tạng nhất là gan, bởi gan chứa nhiều purin – chất này tạo sỏi.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Trên đây là những thông tin về bệnh sỏi bàng quang cũng như một số phương pháp để phòng ngừa bệnh. Đừng quên tham khảo thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe ngay dưới đây:

Tổng hợp những bệnh thường gặp ở bộ phận sinh dục nam giới

Tràn dịch màng tinh hoàn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả