Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do nguyên nhân gì và khắc phục thế nào

763

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là tình trạng khá phổ biến và thường là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này dễ khiến bé cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi bé bú và ngủ. Vì vậy, để tìm hiểu chính xác về nguyên nhân khắc phục tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của danonghiendai.net.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Nghẹt mũi xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng quá nhiều. Điều này có thể làm cho bé bị khó ngủ và dẫn đến các vấn đề nhiễm trùng xoang (viêm xoang).

Thông thường, cảm là nguyên nhân chính gây nghẹt mũi ở trẻ mới biết đi. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp tình trạng này cũng có thể do:

Cảm cúm có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc biếng ăn

Dị ứng phấn hoa, bụi nhà hoặc thực phẩm

Viêm xoang

Thời tiết thay đổi hay độ ẩm không khí giảm

Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa

Các bệnh do virus (như cảm lạnh). Bố mẹ nên lưu ý trẻ có thể mắc bệnh này ngay cả khi thời tiết nóng bức. Một số trường hợp trẻ nô đùa trong phòng có điều hòa mà ra mồ hôi cũng dễ bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

tre-so-sinh-bi-so-mui-do-nguyen-nhan-gi-va-khac-phuc-the-nao
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do nguyên nhân gì và khắc phục thế nào

Dị vật trong mũi. Tình huống này nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, trẻ rất dễ bị ngạt, chảy máu mũi. thậm chí đe dọa tính mạng

Ngạt mũi sơ sinh do nước nhầy bào thai chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của trẻ. Do đó, có hiện tượng trẻ sơ sinh vừa về nhà đã bị nghẹt mũi.

Ngoài ra, mời bạn xem thêm cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả nhất giúp bé trở nên ngoan ngoãn và biết nghe lời người lớn hơn.

2. Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, phụ huynh chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi bên mũi 3 – 4 giọt. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, đưa ra hướng dẫn dùng thuốc an toàn, hợp lý.

Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Kê cao đầu cho bé khi ngủ giúp nước mũi không chảy ngược vào trong gây ho hay nghẹt mũi. Cách này giúp trẻ dễ thở, ngủ sâu giấc và không quấy khóc ban đêm.

Nếu trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày, kèm theo lạnh run, nôn ói, tiêu chảy liên tục…mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để có cách điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cho trẻ uống nhiều nước

Bố mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước (như nước lọc, sữa, nước trái cây,…) và ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng (như cháo, súp,…) nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm

Tắm nước ấm giúp kích thích lưu thông máu lên mũi, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được chữa lành. Đồng thời, hơi nóng cũng có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp lỗ mũi trẻ thông thoáng hơn.

Khi tắm cho bé cần chú ý:

  • Pha nước có độ ấm vừa phải, phù hợp với thân nhiệt của bé
  • Cho trẻ tắm nhanh ở trong phòng kín, không có gió lùa để tránh bị nhiễm lạnh
  • Có thể pha thêm chút tinh dầu chàm, dầu khuynh diệp hoặc nước cốt gừng vào trong nước tắm để đạt được tác dụng tốt hơn.

Cho con uống trà gừng loãng

Việc bé hít ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phần nước mũi có thể khiến bé bị chướng bụng. Trong trường hợp này, chỉ cần một chút bột gừng pha vào nước trà sẽ giúp trẻ êm bụng ngay.

Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm một ít mật ong để giúp bé ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, để trở thành một người bố, một người chống tốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hay được cập nhật đầy đủ tại trang mẹ yêu bé.