Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa

1185

Bệnh viêm tai giữa tuy không gây nhiều nguy hiểm cho tính mạng nhưng có ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đọc bài viết dưới đây củadanonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!

Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa
Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa

1. Bệnh viêm tai giữa là gì?

Tai giữa được nối với khoang mũi bằng một lỗ thông nhỏ – thuộc đường hô hấp trên, trong trường hợp bị viêm tại đây sẽ xuất hiện dịch nhầy và mủ. Viêm nhiễm trên có thể xảy ra ở tai giữa và làm các mô bị căng phồng do sưng hoặc dịch nhầy và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây tình trạng viêm tai giữa.

Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Viêm tai giữa cấp tính là một bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột thường với triệu chứng đau tai. Ở trẻ em nhỏ đau tai thường làm bé kéo dật tai, khóc nhiều hơn, và ngủ kém. Ngoài ra, còn có khi ta thấy bé sốt và ăn uống kém đi.

Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Đôi khi bệnh nhân mô tả một cảm giác đầy nặng tai. Viêm tai giữa có dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.

Ngoài ra còn có viêm tai giữa sinh mủ mạn tính là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai.

2. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Đau tai

Đây là dấu hiệu đặc trưng và thường thấy nhất ở những người bị viêm tai giữa. Cảm giác đau tai sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày, đôi khi có cảm giác nhói, giật giật bên tai rất khó chịu. Tình trạng đau có thể lan lên đầu, làm cho một hoặc cả hai bên tai tê cứng, sờ vào cảm thấy nóng, hơi sưng.

Chảy dịch mủ tai

Dịch mủ trong tai sẽ rỉ, chảy ra bên ngoài theo từng đợt hoặc theo ngày, nhất là khi thời tiết thay đổi. Dịch mủ có màu vàng, trong trường hợp viêm tai xương chủm thì mủ sẽ có mùi khó chịu. Nếu có dấu hiệu này thì bạn có thể chắc chắn mình đã bị viêm tai giữa và cần đi thăm khám ngay để tránh các biến chứng phức tạp, nguy hiểm xảy ra.

Giảm thính lực

Do vùng tai giữa có các dịch mủ, chúng sẽ che khuất đường truyền của âm thanh cho nên người bị viêm tai giữa sẽ có cảm giác khó nghe. Thông thường, triệu chứng này chỉ xảy ra ở 1 bên tai.

Ù tai

Dấu hiệu này xuất hiện không nhiều, thường thì người bệnh sẽ cảm thấy trong tai có các tiếng ù ù, ong ong như tiếng gió thổi, nhiều nhất là sau khi hắt hơi, hắt xì, xì mũi.

3. Cách điều trị bệnh viêm tai giữa

Có rất nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh được dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Tốt nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.

Thời gian điều trị tối thiểu là tám ngày. Nếu như màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ bị thủng có thể nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu ( dùng loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ khiến bít dẫn lưu, sau đó rửa sạch bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già. Ngoài ra còn có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.

Một số trường hợp viêm tai giữa nhưng điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ Diabolo, hay nạo viêm amidan. Nạo viêm amidan được thực hiện nếu như viêm tai giữa có kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi viêm amidan phì đại. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và việc điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, thì có thể cần đến các phẫu thuật hòm nhĩ và khoét xương chũm.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.