Ung thư da – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

972

Ung thư da là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe con người và có nguy cơ tử vong cao ở Việt Nam. Đọc bài viết dưới đây của danonghiendai để tìm hiểu thêm thông tin nhé!

1. Ung thư da là gì?

Ung thư da là sự tăng trưởng bất thường của tế bào da. Có ba loại chính của ung thư da là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.

Khi các tế bào da tăng đột biến một cách không kiểm soát được, chúng tạo thành một khối gọi là khối u. các khối u thường được gọi là tổn thương da. Khối u được gọi là ung thư khi chúng được cấu tạo từ các tế bào ác tính.

Ung thư da có 3 loại chính là ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), và khối u ác tính.

Phần lớn các bệnh ung thư da là BCC hoặc SCCS. Những khối u ác tính thường không có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Chúng có thể gây biến dạng cục bộ nếu không được điều trị sớm.

Một phần nhỏ của ung thư da là u hắc tố ác tính. Melanoma ác tính là một bệnh ung thư có xu hướng lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Những người có làn da nâu và đen thường ít có nguy cơ phát triển ung thư da vì hắc tố màu trong da họ đã mang đến cho họ sự bảo vệ tự nhiên. Những người có làn da mịn có chiều hướng chuyển sang đỏ hoặc xuất hiện những nốt tàn nhang khi đi nắng sẽ có nguy cơ cao nhất về bệnh này. Trẻ em và những người trẻ tuổi có thói quen phơi nắng lâu dưới ánh nắng mặt trời cũng sẽ có nguy cơ cao về sự phát triển khả năng ung thư da.

Ung thư da - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ung thư da – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2. Nguyên nhân gây ung thư da:

Tia cực tím (tia UV)

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da. Tia UV thường xuất hiện khi có nắng mặt trời và có cường độ mạnh từ 10-16h. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian trên thì có nguy cơ cao mắc ung thư da.

Do di truyền

Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc ung thư da thì khả năng con cái cũng dễ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Tác động từ môi trường sống

Những người sống gần các mỏ khoáng sản hoặc các nhà máy hóa chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người sống ở các khu vực khác.

Có những vùng da bị tổn thương

Những vùng da bị tổn thương do bỏng, tai nạn hoặc viêm nhiễm da lâu ngày… sẽ có nguy cơ xuất hiện ung thư da hơn các vị trí da khác. Lý do là bởi quá trình tái tạo lớp biểu bì của da bị ảnh hưởng, chức năng bảo vệ cơ thể của da kém hơn.

Chủng tộc

Những người có da trắng, tóc sáng màu dễ mắc bệnh hơn người có làn da và tóc tối màu.

Lạm dụng mỹ phẩm

Trong các loại mỹ phẩm chứa hàm lượng lớn những chất tiềm ẩn ung thư. Nếu sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư da.

Môi trường làm việc

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất như công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng luyện kim, xưởng nhuộm… sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư da.

Ăn quá nhiều đường

Những đồ ngọt như kẹo, sôcôla, nước giải khát,… có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư da. Ngoài mắc bệnh ung thư da, lượng đường dư thừa cũng có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe khác như béo phì, tiểu đường, sâu răng, bệnh thận…

Sử dụng điện thoại di động quá mức

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữ điện thoại di động gần cơ thể trong một thời gian dài cũng có thể gây ra ung thư da, như làn sóng vô tuyến phát ra từ điện thoại di động có thể kích hoạt sự phát triển của tế bào ung thư ở da.

Ngồi quá lâu

Một thói quen đáng ngạc nhiên khác có thể gây ung thư da là ngồi trong nhiều giờ. Các nghiên cứu cho thấy rằng ngồi quá lâu, đặc biệt là trước máy tính cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da, vì thói quen này có thể làm giảm độ đàn hồi của da, khiến cho nó dễ bị tấn công bởi các bệnh như ung thư.

3. Dấu hiệu của bệnh ung thư da

Vết thâm xuất hiện nhiều trên móng tay và móng chân

Nếu bạn nhận thấy trong thời gian gần đây, trên móng tay và móng chân xuất hiện những vết đen hoặc màu nâu thì rất có thể đó là một khối u ác tính.

Khi thấy dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Nếu bạn để lâu ngày, không những các vết thâm này lan rộng mà còn dẫn đến bệnh khó điều trị hơn.

Mụn trứng cá xuất hiện nhiều và không lành

Nếu trước đây, bạn ít có mụn trứng cá trên da nhưng gần đây mụn xuất hiện nhiều, mưng mủ, không chữa trị được thì có thể bạn đã bị ung thư da.

Nguyên nhân là do ung thư da tế bào đáy hoặc tế bào vỏ sò phát tán và hình thành mụn. Vì là tế bào ung thư nên bạn không thể chữa được như các loại mụn trứng cá thông thường. Các vết mụn này sẽ liên tục tái phát.

Đốm nhỏ xuất hiện trong mắt

Dấu hiệu này sẽ khiến thị lực của bạn giảm dần. Mắt kém và sẽ kèm theo một số đốm nhỏ bên trong mắt. Nếu bạn thấy mắt kém bất thường thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.

Những vết bớt bắt đầu thay đổi màu sắc

Dấu hiệu này dễ nhận biết đối với những người có vết bớt bẩm sinh từ nhỏ. Nếu thời gian gần đây, các vết bớt lan rộng và thay đổi màu, ngứa, đỏ thì là có thể bạn đã mắc ung thư da. Càng ngày, tình trạng này sẽ lan rộng hơn khắp cơ thể bạn, gây khó chịu.

Da dễ bị dị ứng, phát ban hơn bình thường

Nếu làn da của bạn trước đây không hề có tình trạng bị dị ứng, phát ban thì bạn nên đi khám khi gặp tình trạng này.

Người bị ung thư da thì da sẽ dễ bị kích ứng hơn, nổi mụn nhọt thường xuyên, phát ban khi thời tiết thay đổi. Tệ hơn, da sẽ dễ bị kích ứng khi gặp ánh nắng mặt trời hoặc nổi mẩn đỏ khi sử dụng mỹ phẩm.

Nốt ruồi thay đổi

Những nốt ruồi nhỏ trên da trở nên lớn hơn, màu tối lại thì rất có thể do ung thư da gây ra. Khi bạn thấy hiện tượng này kèm theo những đốm đen xuất hiện xung quanh nốt ruồi thì nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Chứng đỏ mặt

Biểu hiện thường thấy là vùng da xung quanh cằm, má, trán, mũi, mắt đỏ hơn. Các mạch máu lúc này cũng sẽ xuất hiện nhiều và dày hơn dưới da. Những vệt đỏ này sẽ tồn tại trong thời gian dài và bạn sẽ không tìm ra được nguyên nhân. 
Xuất hiện đồng thời với chứng đỏ mặt chính là mụn nhọt có mủ trên da. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Những nốt sần hoặc ban đỏ

Biểu hiện này nếu xuất hiện trên da thì chứng tỏ bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh. Giai đoạn này, bề mặt da thường có nhiều nốt sần, ban đỏ bong vẩy dần. Nốt sần sẽ sáng hơn bình thường, trong suốt và trên bề mặt hơi rỉ máu.

Da có dấu hiệu đau nhức

Thông thường, nếu da chúng ta gặp bất kỳ tổn thương nào đều lành rất nhanh. Tuy nhiên, nếu đột nhiên, trên da của bạn có những vết sưng đỏ và đau nhức kéo dài trên 4 tuần thì là dấu hiệu xấu.

4. Cách điều trị ung thư da

Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng ung thư da cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy vào từng giai đoạn bệnh tiên lượng sống khác nhau. Nếu chữa trị ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 100%. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 20 – 40%.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư da. Căn cứ vào từng mức độ bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp mắc ung thư da ở giai đoạn sớm.
  • Xạ trị: phương pháp này thường được áp dụng đối với các trường hợp mắc ung thư da giai đoạn muộn. Xạ trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, giúp cắt bỏ dễ dàng hoặc xạ trị được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Hóa trị: phương pháp này là dùng thuốc hóa chất truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể dùng khi bệnh đã di căn và không thể phẫu thuật được.
  • Thuốc bôi 5FU dạng kem chỉ dùng trong trường hợp ung thư biểu mô vảy, còn với ung biểu mô tế bào đáy thì lành ở phía trên, phía dưới bệnh vẫn phát triển.
  • Liệu pháp miễn dịch được sử dụng điều trị bệnh cho một số người bệnh ung thư hắc tố.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh ung thư da hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.