Bệnh viện tắc trách: Nước mắt của bậc cha mẹ trong những vụ trao nhầm con

1230

News: Những ngày gần đây, câu chuyện hai gia đình ở Ba Vì bị trao nhầm con đang được dư luận quan tâm. Trước đó, nhiều trường hợp nhầm lẫn như thế này cũng đã xảy ra do bệnh viện đã quá bất cẩn. Nỗi đau đớn và những giọt nước mắt của cha mẹ khi biết được đứa con nuôi dưỡng bao lâu không phải con ruột khiến nhiều người xót xa.

Câu chuyện ở Ba Vì và điều tiếng 2 người mẹ gánh chịu

Vào năm 2012, gia đình anh Phùng Giang Sơn (SN 1990, ở Ba Vì, Hà Nội) vui mừng đón đứa con trai đầu lòng. Đó là bé Phùng Thanh H (SN 2012). Nhưng càng lớn, bé Hải càng không có nét giống các thành viên trong gia đình. Điều này khiến vợ chồng anh rất băn khoăn.

Nước mắt của bậc cha mẹ trong những vụ trao nhầm con
Gia đình bị trao nhầm con ở Ba Vì

Thấy con càng lớn càng không giống bố mẹ, vợ anh Phùng Giang Sơn (Ba Vì, Hà Nội) đưa con đi xét nghiệm ADN và phát hiện đứa con anh chị nuôi suốt 6 năm qua không phải con đẻ của hai người.

Nghi ngờ bé trai ở thôn Phú Mỹ, xã Phú Sơn, Ba Vì có cùng huyết thống với mình nên gia đình anh Sơn đến đây gặp chị Vũ Thị Hương (SN 1983, mẹ cháu Đoàn Nhật M.).

Qua nói chuyện thì được biết, chị Hương cũng sinh cùng ngày với vợ anh Sơn, chỉ trước đó có vài phút. Nghi ngờ hai đứa trẻ sinh ngày 1/11/2012 bị trao nhầm, anh Sơn đã lấy mẫu tóc đi xét nghiệm, kết quả cho thấy 99,9% cháu bé mà chị Hương đang chăm sóc có cùng huyết thống với vợ chồng anh.

Nhận được phản ánh, BVĐK Ba Vì đã truy suất lại hồ sơ và xác định được có sự trao nhầm con của vợ chồng anh Sơn với vợ chồng chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì). Theo hồ sơ còn lưu trữ, hai bé chào đời cách nhau 20 phút. Trong 6 ca sinh ngày 1/11/2013, chỉ có hai ca sinh buổi sáng là hai bé trai này. Một bé nặng 3,1kg, một bé 3,8kg.

Ngay sau đó, gia đình anh Sơn cũng đã có đơn gửi đến Bộ Y tế mong nhận lại con đẻ để chăm sóc và bù đắp cho con trong suốt thời gian qua tuy nhiên đã 3 tháng nay vẫn chưa được giải quyết.

Tuy nhiên, sau 6 năm nuôi nấng, thương yêu người con bị trao nhầm, gia đình chị Vũ Thị Hương vẫn chưa sẵn sàng tâm lý để chấp nhận thực tế và trao đổi lại con với gia đình còn lại.

Theo chị Hương, sau khi sinh cháu bé thứ 2 (2014) được 6 tháng, ngắm nhìn 2 đứa con (gồm bé M và em trai) mới càng thấy hai cháu không giống nhau. Bé M đen nhẻm, còn mọi người trong nhà ai cũng trắng trẻo. Nghi ngờ tăng dần, chồng chị đã đập hết các trường mầm non mà chị Hương đã dày công mở ra và có lời lẽ khó nghe..

Từ đó, những cuộc cãi vã, mâu thuẫn gia đình cứ liên tiếp xảy ra lên đến đỉnh điểm và không thể hòa giải được về việc cậu con cả không giống ai trong nhà, hai vợ chồng chị Hương đã ly hôn. Hiện người phụ nữ 35 tuổi này đang thuê nhà trọ ở nội thành Hà Nội, tham gia dạy học mầm non, và cần mẫn nuôi bé M.

Khi nhận tin bé M – đứa con trai chị đã dồn bao nhiêu tình yêu thương chăm sóc không phải con mình vào 3 tháng trước, chị Hương đã bất ngờ đến nỗi, sụt một lúc 10kg. Hoang mang, lo lắng và không muốn tin đó là sự thật, chị Hương vẫn cho biết, chị chưa sẵn sàng tâm lý cho sự rời xa bé Minh.

Câu chuyện ở Bình Phước: Cha đi tìm con ruột, ông đi tìm cháu

Năm, 2014, chị Nguyễn Thị Thu Trang (27 tuổi) sinh cùng phòng với chị Thị Liên (25 tuổi) tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long. Chị Trang sinh trước 15 phút. Thấy con gái lớn lên trở thành đề tài bàn tán của nhiều người khi cháu không hề giống ai, kể cả hai bên nội ngoại. Lời xầm xì của mọi người xung quanh khiến anh Khiên nghi ngờ đứa con hàng ngày mình nuôi nấng không cùng máu mủ.

Nước mắt của cha mẹ trong những vụ trao nhầm con
Anh Khiên bên con nuôi và con ruột

Bên cạnh đó, anh Khiên cũng âm thầm đi tìm sự thật, tuy nhiên không có được bằng chứng hay dấu hiệu nào cho thấy vợ có tình cảm ngoài luồng với người đàn ông khác. Đồng thời gia đình cũng đặt ra tình huống rất có thể con gái của họ đã bị trao nhầm, và kể tử đó hành trình tìm con đầy trắc trở cùng bắt đầu từ đó. Anh Khiêm đã xin nghỉ việc cơ khí, về nhà theo cha vợ đi bán bánh khắp các buôn làng trong suốt 2 năm ròng để tìm kiếm bé gái sinh cùng ngày với con gái mình trông đêm đó.

Song song đó, bố chị Trang cũng vừa đi bán bánh mì vừa cố gắng để ý từ nhà có trẻ nhỏ để mong mỏi có thể tìm thấy cháu gái thất lạc của mình. Đầu tháng 5 năm 2016, trong lần đi bán bánh mì ở làng bên, bố chị Trang bất ngờ thấy chị Liên bế bé gái rất giống cháu ngoại đầu nên nghi ngờ.

Khi cả đại gia đình anh Khiên xuất hiện trước cửa nhà bà Thị Ché, cả gia đình bà Ché bàng hoàng. Gia đình nhỏ người S’tiêng ấy, vốn ít giao tiếp, chỉ quanh quẩn lúc nào cũng có 3 bà cháu, bà Ché, cô con gái sinh năm 1992 Thị Liên, và cô cháu gái nhỏ Thị Ngọc Yến…chưa bao giờ tiếp nhiều người lạ đến vậy.

Khi phát hiện gia đình anh Khiên tập trung vào hỏi han cháu Thị Ngọc Yến, mẹ con bà Ché hoảng sợ. Chị Liên khư khư bế con gái, nép vào cửa nhà, ánh mắt hằn lên sự đề phòng.

Bà Ché cũng hoảng sợ không kém. Từ lúc đứa con gái mang thai, một tay bà chăm sóc. Đưa con đi sinh, cũng chỉ một mình bà. Đón đứa cháu trên tay hộ lý, cũng chính là bà Ché. Chồng bà, năm nay đã ngoài 60, và con trai vẫn phải đi làm mướn để lấy tiền nuôi cả gia đình. Đứa nhỏ Ngọc Yến lớn lên trên tay bà, ốm đau cũng bà lo lắng. Thế mà nay có người lại đến nói đó không phải là cháu mình sao?

Được một lúc, không chịu đựng nổi cảnh người lạ cứ xúm vào hỏi han con mình, chị Liên la lên, là nếu mọi người không ra khỏi nhà thì sẽ gọi hàng xóm đến cứu, rồi bế bé Yến bỏ chạy.

Thấy nhiều người trong ấp nghe tiếng kêu chạy đến, đại gia đình anh Khiên phải tìm cách tháo lui. Nhưng cả hai vợ chồng anh Khiên, chị Trang, đều chắc chắn khẳng định, cháu Ngọc Yến chính là đứa con gái thất lạc của mình bấy lâu.

Cả gia đình rút lui trong nước mắt! Không ai có thể cầm nổi lòng khi chứng kiến cảnh cháu bé giống bố, giống chị gái y hệt, gầy yếu và còi hơn so với lứa tuổi. “Anh có thấy nỗi đau nào bằng việc thấy con mình rồi mà không được ôm con không?”, anh Khiên rơm rớm nước mắt nhớ lại.

Nhận được đơn, Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long thống nhất mời hai gia đình đưa hai cháu bé đi xét nghiệm ADN. Kết quả cuối cùng cho thấy, đã xảy ra việc trao nhầm con cho hai sản phụ vào thời điểm hơn 3 năm trước.

Ngày 24/6, tại buổi hoà giải có đại diện chính quyền địa phương, bệnh viện đã nhận lỗi trước hai gia đình. Nhưng hệ luỵ của câu chuyện vẫn còn kéo dài sau đó!

Sau thời gian hai bé được trở lại với gia đình, xem lẫn niềm vui tìm thấy chính đứa con đẻ của mình thì cuộc sống của hai gia đình cũng đảo lộn rất nhiều. Đặc biệt là hai đứa trẻ, vẫn chưa thể thích nghi được với cuộc sống mới là liên tục đòi về nhà cũ. Sau vài ngày thấy không ổn vì bé nào cũng khóc, không chịu ở với ba mẹ ruột khiến cho cuộc sống, công việc của hai gia đình bị xáo trộn.

Thương các con và mong muốn hai bé không bị chấn động tâm lý, sau khi bàn bạc, họ quyết định cho các con ở cùng với nhau, luân phiên từng nhà một tuần. Để không phải làm lại giấy khai sinh, hai bé cũng được đổi tên. Lan Anh sinh trước 15 phút nên được gọi bằng chị, Ngọc Yến là em. Chúng bắt đầu vui vẻ hơn và dần nhận được ba mẹ ruột, ba mẹ nuôi.